Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực
23 | 01 | 2008
Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực: ổn định giá lương thực, chống lạm phát. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm phẩm từ lương thực như bột mỳ, bột ngũ cốc, bột gạo.

Theo tin đã đưa ngày 03/1/2008 của Báo Buổi sáng (Trung Quốc), tiếp theo chính sách áp dụng thuế xuất khẩu tạm thời đối với xuất nhập khẩu nông sản áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm phẩm từ lương thực như bột mỳ, bột ngũ cốc, bột gạo. Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, các chính sách điều chỉnh xuất khẩu mới này thể hiện quyết tâm của chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực phòng tránh xảy ra lạm phát toàn diện.

Nửa đầu tháng 1 năm 2008, thị trường có nhiều biến động đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực. Cuối tháng 12, Bộ Tài chính tuyên bố, từ ngày 20 tháng 12 năm 2007 bỏ hoàn thuế cho 87 loại lương thực và sản phẩm chế phẩm bột như lúa mỳ, gạo, ngô, đỗ… Đến ngày 20/12, Bộ Tài chính lại tuyên bố định mức thuế quan tạm thời đối với lương thực và bột như lúa mỳ, gạo, ngô, đỗ. Gần đây nhất, Bộ Thương mại quyết định thực hiện chế độ hạn ngạch xuất khẩu đối với sản phẩm chế biến từ lương thực bao gồm toàn bộ mã hàng hoá quy định trong 11 biểu thuế số 8, với mục tiêu “ổn định giá lương thực trong nước để bảo đảm an toàn lương thực trong nước.”

Trên thực tế, trong cả năm 2007, giá dầu tăng kéo theo giá lương thực trên thị trường quốc tế tăng nhanh chóng, mặt khác sự chênh lệnh giá cả giữa hàng lương thực trong và ngoài nước cũng tác động mạnh tới thị trường lưu thông hàng lương thực quốc tế, trở thành mùa bội thu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ như lúa mỳ, bước vào tháng 12, lúa mỳ trong thị trường giao hàng kỳ hạn Chicago đạt tần số cao nhất trong lịch sử, tương đương với 2700 NDT/ Tấn (372 USD). Khi đó, giá lúa mỳ trong nước đang ở mức khoảng 2000 NDT/ Tấn (276 USD).“Nhưng điều này lại liên quan đến vấn đề kế hoạch dân sinh quốc gia”. Chuyên gia thị trường quốc tế Viện nghiên cứu Bộ Thương vụ Trương Tiểu Du khi trả lời phỏng vấn của báo Buổi sáng nói, giá lương thực và các sản phẩm phụ tăng là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng chỉ số CPI. Kết thúc hội nghị công tác kinh tế trung ương ngày 5 tháng 12 năm 2007 đã đưa ra, tương lai phải lấy ngăn chặn do diễn biến tăng giá mang tính kết cấu gây lạm phát rõ rệt làm nhiệm vụ hàng đầu điều chỉnh khống chế vĩ mô. Nhưng so với điều tiết thuế quan, việc khống chế số lượng dễ đạt được hiệu quả cao hơn.” Trương Tiểu Du nói, thực ra đã có rất nhiều nước xuất khẩu hàng nông sản trên thế giới áp dụng biện pháp này, như Achentina, Nga trong 6 tháng cuối năm 2007 đều tiếp tục nâng cao thuế xuất khẩu hàng nông sản.

Chuyên gia thương mại Lưu Tuyết Cầm nói, điều chỉnh khống chế xuất khẩu hàng lương thực sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đối với toàn bộ hình thức xuất khẩu, vì mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc vẫn là thành phẩm chế tạo công nghiệp. Hơn nữa theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường dự báo, tại thị trường trong nước, giá của các loại lương thực có thể giảm nhẹ trong thời gian tới đây.

Xem thông tin gốc tại đây:
http://www.agri.cn/gndt/t20080103_948156.htm



Biên dịch - Dương Thuỳ Linh (agroinfo)
Báo cáo phân tích thị trường