Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Nông dân trước thềm công nghiệp hoá: Những tiếng thở dài…
30 | 07 | 2008
Quá trình công nghiệp hoá ồ ạt theo kiểu "mỗi cánh đồng một khu công nghiệp" đã khiến nông dân ở nhiều nơi phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và luôn rơi vào thế bị động.
Theo thống kê, mỗi năm có tới 73.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Tuy vậy, bà con không giàu lên mà trái lại, 53% số hộ nghèo đi. Nhiều người phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp... Với định hướng phát triển, tới năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, các địa phương ồ ạt phát triển các khu, cụm công nghiệp dẫn đến những biến đổi to lớn trong cuộc sống của nhiều người dân khi phải nhường đất sản xuất cho các mục đích khác. Hơn thế nữa, muốn trở thành nước công nghiệp, tất yếu phải giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, trong khi vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn.
TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp -nông thôn, tổng dân số nông thôn nước ta năm 2007 có 61 triệu người (chiếm 73% dân số), trong đó, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tới 76%, còn lại là lao động tiền công và lao động phi nông nghiệp. Trong tương lai gần, tỷ lệ này buộc phải giảm xuống còn 17 triệu người. Như vậy, trung bình mỗi năm có gần 2 triệu lao động cần được đào tạo để chuyển nghề hoặc tập trung sản xuất tại các trang trại lớn theo mô hình nông - công nghiệp. TS. Sơn cho rằng, cơ cấu ngành nghề nông thôn đang có
sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ hộ nông - lâm - thuỷ sản, tăng tỷ lệ hộ làm dịch vụ và công nghiệp.
Số liệu thống kê đến ngày 1/7/2006 cho thấy, lao động nông - lâm - thuỷ sản ở nông thôn là 9, 78 triệu hộ, giảm 7,5% so với năm 2001. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề cho nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, hay nói cách khác, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đánh giá, vấn đề đào tạo nhân lực nông thôn hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhất là giai đoạn 2000 – 2005, bởi có tới 20% số lao động chưa từng đến trường hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học. Do đó, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo từ công nhân đến cao đẳng, đại học chỉ đạt 16,88%. Vậy, những người không được đào tạo nghề để chuyển đổi, họ làm gì để sống? Trong 8 xã được khảo sát ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thì lao động dưới 40 tuổi không còn ở quê mà hầu hết đã lên các đô thị kiếm việc làm. Trong khi đó, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Theo quy hoạch, từ tháng 8/2008 thành phố Hà Nội sẽ mở rộng không gian gấp 3 lần. Như vậy, số đất phải thu hồi lên đến hàng chục nghìn hecta và ngày càng có nhiều nông dân phải học nghề để chuyển đổi việc làm khác. Ngày 17/7/2008, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo về việc điều chỉnh, bổ sung 8.118ha đất (trong đó có 7.115ha đất nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Hà Tây phục vụ cho các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư từ nay đến năm 2010. Theo quy định, đất sẽ phải được sử dụng hết sức tiết kiệm, nhưng chỉ cần nhìn con số trên cũng đủ để thấy có bao nhiêu nông dân phải bỏ nghề nông, chuyển sang nghề khác để kiếm sống. Tuy nhiên,
phần lớn lao động nông nghiệp ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng tiếp thu kiến thức mới nên không đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ từ trước đến nay đều được thực hiện dưới hình thức chi trả trực tiếp. Người bị thu hồi đất chủ yếu sử dụng khoản tiền này phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm.
Thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, gần 58% người dân sử dụng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, trong khi đó, đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm 1,27%, cho học nghề là 2,55%. Năm 2007, trong tổng số 20.000 lao động bị thu hồi đất trên địa bàn, chỉ có chưa đầy 5.000 lao động có nhu cầu học nghề, chủ yếu là các nghề như lái xe, sửa chữa máy móc, cơ khí, hàn xì, may công nghiệp, thủ công... Ông Nguyễn Hữu Vu ở khu Nhang, xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm) cho hay, gia đình ông có 5 sào ruộng bị thu hồi từ năm 2000, được đền bù hơn 250 triệu đồng, ông chia cho 4 đứa con trai mỗi đứa 40 triệu đồng, còn lại xây 4 phòng trọ cho sinh viên thuê. Con ông cầm mấy chục triệu đồng trong tay chỉ đủ mua chiếc xe máy, nói gì đến đầu tư làm ăn. Hiện 2 đứa làm nghề xe ôm, còn 2 đứa thất nghiệp. “Cầm trong tay cả cục tiền đền bù mà vẫn cứ nghèo”, ông Vu than thở. Trước vấn đề lao động nông thôn đổ về thành thị ngày càng nhiều, một số ý kiến cho rằng bên cạnh những vấn đề phát sinh, chính lực lượng này đã góp phần rất lớn vào việc “nuôi sống” đô thị. May mắn, một số người xin được việc làm ổn định, còn đa phần vẫn phải bám víu những nghề nặng nhọc như khuân vác, thông cống, phụ xe, thợ hồ, xe ôm, bán hàng rong… GS. Tương Lai, nhà xã hội học có uy tín nhấn mạnh: “Lao động trong nông nghiệp đang xảy ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Nơi thiếu do người dân bỏ quê ra thành phố kiếm việc làm, người ở lại thì thiếu kỹ năng sản xuất, thiếu sức lao động và trình độ.
Nông dân vẫn là người được hưởng thụ thành quả đổi mới ít nhất.
Họ luôn bị động trước thị trường và giá cả, không thể tự bảo vệ mình trước tình trạng hàng triệu tấn cá làm ra không có nơi tiêu thụ, bó tay trước những đồi tiêu chết vì hạn hán, hay ngậm ngùi tiếc của khi giá càphê tăng vọt sau đó lại tụt dốc không phanh… Vì vậy,
một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là dạy nghề cho nông dân. Cần trang bị cho họ những kỹ năng sản xuất và làm việc trước những thay đổi như mất đất sản xuất, công nghiệp hoá nông thôn…”.
Liên hệ với người đăng tin này:
An Thu Hằng -
anthuhang@agro.gov.vn
Nguồn: Kinh tế Nông thôn
Các Tin Khác
Đầu tư thế nào là hợp lý?
24 | 09 | 2008
Người sở hữu những thương hiệu quý tộc
01 | 08 | 2008
Hỗ trợ người nghèo do biến động giá
31 | 07 | 2008
Thời cơ cho siêu thị và hàng nội?
31 | 07 | 2008
Có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy, được khoanh nợ 1-2 năm
30 | 07 | 2008
Trung Quốc: Đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh
30 | 07 | 2008
John Ilhan - "Chăm sóc khách hàng" là để tồn tại và phát triển
30 | 07 | 2008
Siêu thị sẽ đón “bão giá” trong tháng 8
29 | 07 | 2008
“Made in” hay “made by”?
29 | 07 | 2008
Trung Quốc: Kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu
29 | 07 | 2008
Tin Liên Quan
Hợp tác kinh giữa các doanh nghiệp Nga-Việt
7/18/2008 12:00:00 AM
Nông dân và "nỗi buồn hội nhập"
1/22/2008 12:00:00 AM
Nông dân choáng váng
11/4/2008 12:00:00 AM
Nội lực là yếu tố quyết định thành công
1/23/2008 12:00:00 AM
Giá lợn tại Trung Quốc giảm dù sắp bước vào tết Nguyên đán
2/8/2018 12:00:00 AM
Ngành nông nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập WTO
9/24/2007 12:00:00 AM
Từ đồng lúa bội thu đến giá trị hạt gạo
11/10/2011 12:00:00 AM
Nông dân "khóc ròng" vì thừa lúa, thiếu tiền
9/16/2008 12:00:00 AM
Nông dân "khóc ròng" vì thừa lúa, thiếu tiền
9/17/2008 12:00:00 AM
Thiếu “cung”, tư thương vào siêu thị buôn rau
2/19/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn