Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
"Cứu" ngành chăn nuôi như thế nào?
02 | 10 | 2008
Chăn nuôi không những đã để tuột tốc độ tăng trưởng 8,9%/năm (giai đoạn 2001 -2006) và khoảng 7,8%/năm 2007 mà còn chỉ tăng trưởng có 0,03% (6 tháng đầu năm 2008).
Một “cú sốc” với một ngành đang vươn lên trở thành ngành chính với mục tiêu chiếm tới 40% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. Đã có quá nhiều lời giải thích cho sự trượt dốc của ngành này như sự giảm thuế nhập khẩu, sự chưa ăn khớp giữa thống kê ngành và Tổng Cục thống kê, ảnh hưởng của lạm phát, thiên tai..., nhưng có lẽ sâu gốc của vấn đề là khả năng dự báo, định hướng và chính sách đầu tư, hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về chăn nuôi lại chưa được đề cập nhiều. Nếu chăn nuôi có khả năng chủ động, có thực lực vững chắc thì những yếu tố ngoại cảnh như cơn bão giá, lạm phát, thuế, công tác thống kê... dù có ảnh hưởng lớn cũng không thể đủ sức đánh bật mốc tăng trưởng ngành chăn nuôi từ 7,8%/năm về 0% được.
Công tác dự báo, định hướng bất cập
Không kể bài học phát triển chăn nuôi bò sữa theo phong trào đã qua, chỉ theo dõi các số liệu gần đây nhất thôi cũng đã có thể thấy khả năng dự báo, định hướng của ngành còn những lúng túng.
Loài vật nuôi
Năm 2006 (con)(
theo niên giám thống kê 2006)
Năm 2007 (con)(
theo niên giám thống kê 2007)
Tốc độ tăng trưởng (TĐTT) thực tế theo số liệu thống kê (%/năm)
TĐTT theo định hướng đến năm 2015 ở Hội nghị chăn nuôi toàn quốc năm 2006 (%/năm)
TĐTT theo định hướng trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (%/năm)
Lợn
26.855.330
26.560.651
-1,09
3,7
1,1
Gia cầm
214.564,5
226.027,1
5,34
5,5
5,1
Gà
151.980,9
157.967,6
3,93
7,8
7,5
Thủy cầm
62.583,6
68.059,5
8,74
-4,0
0,7
Trâu
2.921.051
2.996.415
2,58
1
3,16
Bò
6.510.794
6.724.703
3,28
5,2
10,3
Dê, cừu
1.525.260
1.777.638
16,5
10,8
17,6
Nhìn vào khả năng dự báo trên, đặc biệt là dự báo, định hướng phát triển cho thủy cầm và bò thực sự có điều bất cập. Công tác chỉ đạo sản xuất tăng tính chủ động cũng cần xem xét lại. Nếu người chăn nuôi được phổ biến kỹ thuật, được vận động tuyên truyền ngay từ đầu mùa rét, đặc biệt được hỗ trợ vật tư để gia cố chuồng trại, chuẩn bị thức ăn thô xanh... thì có lẽ đã không đến 200.000 con đại gia súc chết đói, chết rét vào vụ đông xuân 2008. Còn triển khai bằng văn bản qua nhiều cấp, hỗ trợ sau thiệt hại như thực tế thì tính chủ động sản xuất hiệu quả khó đạt được như mong muốn và chưa kể nhiều hệ lụy khác. Chủ động và đầu tư đúng mức cho công tác quy hoạch khu chăn nuôi, hướng dẫn, giám sát quy trình chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi... thì đã có thể hạn chế được sự bùng phát của các loại dịch bệnh, dịch tai xanh năm 2007 đã không cướp đi của ngành chăn nuôi 536.000 lợn nái sinh sản... Đầu tư và hỗ trợ phù hợp để tăng tính chủ động xây dựng thị trường sản phẩm, chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi thì không sợ “thua ngay trên sân nhà”. Việc thịt, trứng ngoại ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam là điều đã được dự báo trước khi gia nhập WTO và xu thế phát triển tất yếu của quá trình hội nhập. Các phương thức khác như tăng thuế nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đúng nhưng cũng vẫn chỉ là phương thức hỗ trợ. Vì vậy, chỉ có cách tốt nhất là nỗ lực, tập trung cho phát triển nội lực lớn mạnh đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững mà thôi.
Giải pháp lấy lại “phong độ” cho ngành chăn nuôi
Cần củng cố, nâng cấp chất lượng cán bộ ngành chăn nuôi các cấp, áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến, khoa học hơn để xác định được chính xác định hướng chăn nuôi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn ở tất cả các cấp quản lý ngành, đặc biệt việc lựa chọn vật nuôi mũi nhọn và các khả năng thực hiện. Từ đó có căn cứ xây dựng các chính sách đầu tư, hỗ trợ thiết thực, phù hợp và hiệu quả. Nâng mức đầu tư cho chăn nuôi, đặc biệt cho những vật nuôi được xác định là mũi nhọn (tùy từng tỉnh xác định vật nuôi chủ lực phù hợp với điều kiện cung - cầu của địa phương chứ không nên áp đặt từ trên xuống) và chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp. Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, tạo điều kiện cho người chăn nuôi nhỏ tổ chức sản xuất an toàn (hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thường sản xuất lẫn trong khu dân cư) và vươn lên sản xuất lớn. Đầu tư thích đáng cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đặc biệt phải có chính sách hỗ trợ cho công tác chuyển giao tiến bộ KHKT ra sản xuất. Can thiệp để hạ thuế VAT và nhiều loại thuế kinh doanh khác đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành chăn nuôi nhiều rủi ro này. Hỗ trợ, trao quyền lợi và trách nhiệm hơn nữa cho các Hội, Hiệp hội, các tổ chức xã hội khác có liên quan để thu hút thêm sức mạnh cho ngành. Và cuối cùng có lẽ nên lấy hiệu quả sản xuất của người chăn nuôi làm mục tiêu tăng trưởng hơn chỉ đơn thuần là số lượng đầu con.
Nguồn: viet linh
Các Tin Khác
Đến lượt thịt nhập ngoại bị... ế
01 | 10 | 2008
Nuôi heo rừng, nghề triển vọng ở Bình Định
30 | 09 | 2008
Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 22/9 - 30/9)
30 | 09 | 2008
Đức kỳ vọng vào xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc
27 | 09 | 2008
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
26 | 09 | 2008
Nỗi lo heo hơi rớt giá...
24 | 09 | 2008
Thiếu trầm trọng con giống để phát triển chăn nuôi
23 | 09 | 2008
Nhập khẩu thịt, ngành chăn nuôi lộ rõ điểm yếu
23 | 09 | 2008
Nâng thuế NK thịt cứu chăn nuôi!
22 | 09 | 2008
Bản tin Thị trường và Thương mại Thịt và Thực phẩm Việt Nam (tuần 15/9 - 22/9)
22 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
Thức ăn chăn nuôi mất cân đối cung - cầu trầm trọng
10/12/2009 12:00:00 AM
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
9/26/2008 12:00:00 AM
Người nuôi bỏ nghề, thịt phải nhập ngoại
9/19/2008 12:00:00 AM
WTO thách thức ngành chăn nuôi
10/1/2007 12:00:00 AM
Thương lái làm loạn giá thịt
10/12/2011 12:00:00 AM
Hướng tới mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững
3/31/2009 12:00:00 AM
Ngành chăn nuôi lỗ đậm
9/25/2008 12:00:00 AM
Nhìn lại cuộc khủng hoảng giá lợn năm 2017
1/2/2018 12:00:00 AM
Chăn nuôi heo: Tìm hướng đi bền vững
6/2/2008 12:00:00 AM
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
9/26/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn