Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phải xuống ruộng với nông dân
19 | 11 | 2008
Theo quan điểm của GS Võ Tòng Xuân, các đơn vị thu mua lúa gạo phải lập vùng nguyên liệu cho riêng mình, đồng thời thỏa thuận với nông dân về giống lúa trồng cấy để khi thu hoạch bảo đảm được đầu ra. Có như thế, về lâu dài nông dân mới yên tâm sản xuất tốt, có lợi tức...
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII vừa rồi, người đứng đầu hai bộ Công Thương
GS. Võ Tòng Xuân

và NN-PTNT đã nói loanh quanh để né tránh sự thật. Sự thật là đã tham mưu sai trong việc ngưng xuất khẩu gạo. Các bộ “ủng hộ” các công ty lương thực Nhà nước nên muốn lặp lại cung cách đã làm nhiều năm nay, đó là để các công ty lương thực Nhà nước mua được gạo giá rẻ thì phải ngưng xuất khẩu nhằm tránh việc tham gia tranh mua của các công ty tư nhân. Nhờ đó, các công ty Nhà nước mua dễ hơn và xuất khẩu với giá cao. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng thừa nhận bộ có một phần trách nhiệm trong việc điều hành xuất khẩu gạo nhưng vẫn khẳng định bộ đã “chính xác”. Chính xác thì tại sao lúa lại dư nhiều như thế? Rõ ràng là chẳng chính xác chút nào! Theo tính toán của tôi, lúa hè thu và vụ ba đang tồn 1,5 triệu tấn trong dân.

Nhiều cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm

Các công ty lương thực đã không làm tròn trách nhiệm Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng chỉ đạo phải thu mua hết lúa của dân và phải làm sao để nông dân có lãi 40% trên sản phẩm làm ra. Con số này do các cơ quan tham mưu cho Thủ tướng đưa ra mà không có cơ sở khoa học nào. Người trồng lúa không thể nào lời đến 40% được, nhiều lắm là 25%. Bây giờ, các công ty lương thực không mua lúa của dân, cũng chẳng công ty Nhà nước nào mua, chỉ để cho thương lái tìm mua nhưng thương lái chỉ mua lúa tốt thôi, lúa xấu không mua. Thế nên trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về mặt hàng này là rất lớn. Trách nhiệm các công ty lương thực nhất là tổng công ty lương thực là phải mua lúa về, trữ đó, chờ thời cơ nhưng họ không mua, không chấp hành chỉ đạo của Chính phủ.

Trong khi đó, Thái Lan - quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới (VN xếp thứ nhì) - đang thu mua của nông dân 8,5 triệu tấn lúa với giá cao, mục đích là để nông dân không bị thiệt. Thái Lan làm được tại sao ta không làm được. Vừa rồi, các bộ trưởng trả lời chất vấn, nói qua nói lại, thừa nhận trách nhiệm rồi bỏ đó. Cái khổ của người dân không ai giải quyết hết. Tình thế này buộc nông dân ĐBSCL phải tự xoay xở bằng cách xay lúa ra gạo rồi chở đi các nơi để bán.

Đừng trách nông dân

Những ngày qua, có nhiều ý kiến khác nhau về giống lúa IR 50404, trong đó có nhiều ý kiến cho rằng giống lúa này không ngon nên không xuất khẩu được. Tôi nghĩ khác. Tôi rất tự hào vì đã chọn được giống lúa này từ Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Từ năm 1991 đến nay, chưa có giống nào qua mặt được IR 50404 về khả năng chịu mặn, chịu phèn; chỉ có điểm yếu là không kháng rầy nâu tốt (loại rầy nâu mới hiện nay). Thực ra thì các giống khác được chuộng mua, như Jasmine chẳng hạn, cũng đâu có kháng được rầy nâu.


Bản chất vấn đề là gì? Là do không một công ty xuất khẩu gạo nào ký hợp đồng với nông dân. Từ các tổng công ty lương thực đến các công ty lương thực các tỉnh, thành, chẳng đơn vị nào bảo nông dân phải trồng giống gì. Vì thế, nông dân phải tự lo. Với tư duy “ăn chắc mặc bền”, nông dân chọn trồng giống lúa cho năng suất cao nhất với chi phí đầu vào thấp nhất, đó là điều dễ hiểu. Trên thực tế, giống IR 50404 có thể cho năng suất 7-8 tấn, nhưng khi bán ra thì giá không thấp hơn Jasmine là bao; trong khi Jasmine khó trồng, chi phí đầu tư rất cao nhưng năng suất tối đa chỉ 5 tấn thôi. Như vậy, nông dân chọn giải pháp “chắc ăn” là phải.

Mà cũng không hề có ai, đơn vị nào khuyên nông dân trồng giống gì, nay trước tình trạng lúa hàng hóa dồn ứ, Bộ Công Thương bảo nông dân đừng trồng IR 50404, sao không nói cho nông dân biết phải trồng giống gì đi? Đến khi người ta có gạo rồi thì mới bảo với người ta là không phải gạo này. Nói vậy sao được! Trách nhiệm đó là của Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, các tổng công ty lương thực và những công ty xuất khẩu gạo.

Chủ động bán gạo tận tay khách hàng

Trước mắt, nông dân ĐBSCL chọn giải pháp tình thế là tự xay gạo để bán. Quan trọng hơn là các công ty lương thực Nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng mua lúa trong dân. Đơn vị nào không thực hiện thì chế tài mạnh.

Và khi Nhà nước đã mua lúa rồi thì phải chủ động đem ra nước ngoài bán tận tay khách hàng, chứ nông dân không làm được việc này. Ví dụ như mang sang Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ... Tôi sang Pháp thấy Thái Lan đưa gạo nguyên liệu của họ sang vùng La Carmagque để lau bóng, đóng gói và xuất sang các quốc gia châu Âu. Ta hoàn toàn làm được theo cách này.

Về giải pháp lâu dài, mỗi công ty lương thực của Nhà nước, mỗi công ty xuất khẩu gạo đều phải xuống ruộng với nông dân để lập ra vùng nguyên liệu cho mình và ký hợp đồng cụ thể với người trồng lúa: Anh trồng giống này cho tôi thì tôi sẽ mua cho anh, sẽ đóng gói bao bì, đăng ký thương hiệu để xuất khẩu. Có như thế thì về lâu dài nông dân mới yên tâm sản xuất tốt, có lợi tức; chứ bây giờ doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu, nông dân phải tự lo thì họ sẽ lại lỗ, sẽ tiếp tục ta thán.

GS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam:
Tháng 3-2009, thị trường lúa gạo VN có thể ấm lại

GS. Bùi Chí Bửu

Nhìn toàn cục, hệ thống phân phối gạo của ta chưa chuyên nghiệp. Thái Lan có một hệ thống thu mua rất chuyên nghiệp và bảo đảm quyền lợi rất tốt cho nông dân nên nông dân không bị thiệt. Trong khi ở VN, kinh tế thị trường mới bắt đầu nên tính chuyên nghiệp chưa có; hệ thống phân phối giao hết cho thương lái, qua nhiều tầng “phết phẩy” nên cuối cùng nông dân thiệt thòi. Ví dụ như trái thanh long, thương lái mua của nông dân có 4.000 - 6.000 đồng/kg, nhưng khi xuất sang châu Âu tới 90.000 đồng/kg; khoảng chênh lệch đó nông dân đâu có hưởng! Lúa gạo cũng vậy, từ lúc thu mua của nông dân đến lúc xuống tàu chênh lệch không nhỏ, nông dân chẳng được gì từ “khoảng giữa” đó.
Dự báo đến tháng 3 năm sau, thị trường lúa gạo VN sẽ ấm lại vì phải đến tháng 4-2009, các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu gạo với VN như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc... mới thu hoạch vụ mới,



Xem tin gốc tại đây:
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xaydungnongthonmoi/2008/11/15955.html



GS Võ Tòng Xuân
Báo cáo phân tích thị trường