Thông thường, các tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị gỗ nguyên liệu cho mùa sản xuất năm sau. Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu các tháng cuối năm giảm sút cho thấy khả năng tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2009 sẽ chậm lại. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại sẽ tiếp tục chậm lại cho đến khi tình hình kinh tế thế giới có chuyển biến tốt hơn.
Năm 2008, các chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu chính vẫn là những chủng loại gỗ chính của năm 2007. Tuy nhiên, về tỷ lệ các chủng loại gỗ nhập khẩu đã có những thay đổi so với năm trước. Tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu một số chủng loại gỗ nguyên liệu giảm so với năm 2007 gồm: Ván MDF, gỗ thông, gỗ teak, gỗ cao su, gỗ sồi và ván plywood… Cũng có chủng loại gỗ nguyên liệu có tỷ trọng trong tổng nhập khẩu tăng lên như gỗ tạp, gỗ căm xe, ván lạng.
Cơ cấu chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu năm 2008
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Ván MDF | 11% |
Gỗ bạch đàn | 9% |
Gỗ thông | 8% |
Gỗ teak | 6% |
Gõo tạp | 5% |
Gỗ cao su | 5% |
Gỗ căm xe | 5% |
Ván PB | 5% |
Gỗ dương | 5% |
Gõo sồi | 5% |
Ván lạng | 4% |
Ván plywood | 3% |
Gỗ chò | 3% |
Gỗ hương | 2% |
Gỗ dầu | 2% |
Gỗ khác | 22% |
Dưới đây là tình hình nhập khẩu một số chủng loại gỗ nguyên liệu:
* Ván MDF
Về chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong năm 2008, thì ván MDF đạt kim ngạch cao nhất với 113,8 triệu USD, nhưng giảm 1% so với năm 2007. Sau khi phục hồi khá mạnh trong quí III/2008, nhập khẩu ván MDF trong quí IV lại giảm trở lại. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu ván MDF trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2008 là 11%, giảm 1% so với năm 2007.
Giá nhập khẩu ván MDF trung bình năm 2008 ở mức 280 USD/m3, tăng 9% so với mức giá nhập trung bình năm 2007. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình từ đầu năm 2008 đã có xu hướng tăng so với mức giá nhập trung bình năm 2007. Cuối năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng trầm trọng khiến giá cả các loại hàng hoá có xu hướng giảm thì giá ván MDF nguyên liệu cũng đã giảm. Tuy nhiên, mức giảm giá ván MDF không mạnh nên so với mức giá đầu năm, giá ván MDF vẫn cao hơn đáng kể.
Malaysia vẫn là thị trường cung cấp ván MDF lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 38,2 triệu USD, tăng 1m9% so với năm 2007. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình từ Malaysia ở mức 267 USD/m3, cao hơn 4,6 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2007. Giá nhập khẩu ván MDF kích thước 15*1220*2440mm trung bình ở mức 246 USD/m3 – CFR. Giá ván MDF tại thị trường Malaysia từ tháng 9/2008 đến nay bắt đầu có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh vào tháng 8/2008. Giá xuất khẩu ván MDF dày 15-19mm tháng 12/2008 ở mức 306-329 USD/m3, giảm 6 USD/m3 so với mức giá hồi tháng 8.Tuy nhiên, mức giảm vẫn thấp khiến giá hiện nay vẫn cao hơn so với mức giá hồi đầu năm 12 USD/m3.
Thái Lan là thị trường cung cấp ván MDF lớn thứ 2 của Việt Nam với kim ngạch năm 2008 đạt 32 triệu USD, giảm 9% so với năm 2007.Giá nhập khẩu ván MDF từ thị trường Thái Lan trung bình năm 2008 ở mức 263 USD/m3, cao hơn 10,9% so với mức giá nhập trung bình năm 2007.Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn thứ 3 với kim ngạch đạt 14,2 triệu USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình từ thị trường Trung Quốc ở mức 312 USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 11,9%.
Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc cung cấp 75% ván MDF cho Việt Nam, 35% còn lại là nhập từ thị trường Indonesia, Oxtrâylia,New Zealand, Đài Loan….
Nhập khẩu ván MDF trong quí I/2009 sẽ tiếp tục ở mức thấp do tình hình kinh tế thế giới vẫn khó khăn làm giảm nhu cầu gỗ nguyên liệu. Cùng với đó, giá ván MDF trong các tháng tới sẽ giảm do giá nguyên liệu đầu vào gồm dăm gỗ nguyên liệu và giá keo giảm.
* Gỗ bạch đàn
Gỗ bạch đàn là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 sau ván MDF với kim ngạch đạt khoảng 87 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2007. Lượng gỗ bạch đàn nhập về trong kỳ đạt 370 nghìn m3, giảm 8,6% so với cùng kỳ. Từ tháng 8/2008 đến nay, nhập khẩu gỗ bạch đàn có xu hướng chậm hẳn lại so với cùng kỳ phần nào cho thấy khó khăn của ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2009.
Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn trung bình năm 2008 ở mức 212 USD/m3, thấp hơn 3,1% so với mức giá trung bình năm trước. Giá gỗ bạch đàn AD tại Braxin nửa đầu tháng 12 giao dịch ở mức 158 USD/m3, giá đã sụt giảm khá mạnh so với mức giá đạt cao nhất là 217 USD/m3 và cũng thấp hơn 18,9% so với mức giá hồi đầu năm 2008. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn sẽ có xu hướng giảm do nhu cầu giảm dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Tính theo lượng nhập khẩu, Urugoay là thị trường cung cấp bạch đàn lớn nhất cho Việt Nam. Gỗ bạch đàn nhập từ thị trường Urugoay chủ yếu là gỗ bạch đàn Grandis và 90% là gỗ bạch đàn tròn.
Braxin là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn thứ hai về khối lượng nhưng lại lớn nhất về trị giá. Gỗ bạch đàn nhập từ thị trường Braxin là gỗ bạch đàn Grandis và là gỗ bạch đàn xẻ.
Papua New Guinea là thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn thứ 3, và Nam Phi là thị trường cung cấp lớn thứ 4. Gỗ bạch đàn nhập từ thị trường Nam Phi chủ yếu là gỗ bạch đàn Camadulensis và gỗ bạch đàn Cladocalyx. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu gỗ bạch đàn từ Belize, Ôxtrâylia, Tây Ban Nha, Mỹ….
* Gỗ thông
Nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu có xu hướng phục hồi trong các tháng cuối năm
Kể từ tháng 9/2008 đến cuối năm 2008, nhập khẩu gỗ thông có xu hướng phục hồi sau khi giảm trong các tháng giữa năm. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu phục hồi trong các tháng cuối năm nhưng tính chung cả năm 2008, nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu vẫn giảm khoảng 17,6% so với năm 2007, đạt 80,8 triệu USD với khoảng 360 nghìn m3 gỗ nguyên liệu, giảm 19%.
Giá nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu năm 2008 trung bình ở mức 222,8 USD/m3, cao hơn 2,3% so với mức giá nhập trung bình năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ thông trung bình từ tháng 8/2008 đến nay có xu hướng giảm dần. Giá trung bình tháng 12/2008 ở mức 216 USD/m3, thấp hơn 16 USD/m3 so với mức giá cao nhất trong năm.
New Zeland vẫn là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam với thị phần khaỏng 56% lượng gỗ thông nhập khẩu đạt 145 nghìn m3, với kim ngạch 30,8 triệu USD. Chilê là thị trường cung cấp gỗ thông lớn thứ 2 với hơn 37 nghìn m3, kim ngạch nhập khẩu đạt 8,9 triệu USD. Nhập khẩu gỗ thông từ 2 thị trường này năm 2008 giảm so với năm 2007. Trong khi đó, nhập khẩu gỗ thông từ thị trường Trung Quốc lại tăng 25% so với năm 2007. Các thị trường cung cấp gỗ thông lớn tiếp theo là Phần Lan, Ôxtrâylia, Đài Loan, Canada… Kim ngạch nhập khẩu gỗ thông từ 4 thị trường lớn là New Zeland, Chilê, Trung Quốc và Phần Lan chiếm 74% kim ngạch nhập khẩu gỗ thông của cả nước.
* Gỗ cao su nguyên liệu
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu giảm mạnh đưa gỗ cao su từ vị trí là chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn thứ 3 năm 2007 xuống vị trí thứ 4. Kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su tháng 12 đạt khoảng 4,77 triệu USD. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su đạt khoảng 57,6 triệu USD, giảm mạnh so với năm 2007. Nhập khẩu gỗ cao su các tháng năm 2008 giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Quí I/2009 nhập khẩu gỗ cao su sẽ tiếp tục ở mức thấp do khó khăn của ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Giá nhập khẩu gỗ cao su trung bình từ đầu năm 2008 đến tháng 5 tương đối ổn định so với năm 2007. Giá có xu hướng tăng mạnh trong tháng 6 và 7 do lượng gỗ cao su nhập khẩu từ thị trường Malaysia tăng, nhưng bắt dadàu có xu hướng giảm nhẹ từ tháng 8 đến nay, do sự giảm giá gỗ cao su nguyên liệu tại thị trường Malaysia.
Mặc dù Cămpuchia vẫn là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn nhất cho Việt Nam nhưng nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2008, nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ Cămpuchia đạt 176 nghìn m3 với kim ngạch đạt 41 triệu USD, giảm 36,6% về lượng và giảm 36,9% về giá so với cùng kỳ năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Cămpuchia năm 2008 ổn định ở mức 230-250 USD/m3-DAF; giá nhập trung bình ở mức 238 USD/m3.
Malaysia là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn thứ 2 cho Việt Nam, tiếp theo là Thái Lan, Indonesia…