Cụ thể, dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng vay vốn: doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 57.990 tỷ đồng, chỉ chiếm 36%. Còn lại, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... được giải ngân 94.615 tỷ đồng, chiếm 60%; hợp tác xã 291 tỷ đồng, hộ gia đình, cá nhân 4.386 tỷ đồng.
Trong hệ thống ngân hàng, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân đã cho vay được 119.608 tỷ đồng; nhóm NHTM cổ phần là 32.192 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 5.982 tỷ đồng.
Số vốn cho vay cũng tập trung chủ yếu tại đồng bằng, đo thị và các khu vực sản xuất lớn như: Đồng bằng sông Hồng chiếm 19,7%, Đông Nam bộ chiếm 40,4%, Đồng bằng Sông Cửu Long 20,5%. Trong khi đó, Đông bắc chiếm 5,4%, Tây bắc 0,3%, Bắc trung bộ chiếm 2%, Duyên hải Nam Trung bộ chiếm 9,5%, Tây Nguyên chiếm 2,2%,
Thống kê của NHNN cũng cho thấy, số dư nợ vay hỗ trợ lãi suất của các tổ chức và cá nhân đến ngày 20/3 là 157.782 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng dư nợ cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam, bao gồm các khoản cho vay để luân chuyển vốn lưu động đã vay thời gian trước và các khoản tăng thêm dư nợ đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất, phù hợp với tình hình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp, hộ sản xuất trong những tháng đầu năm nay.
NHNN khẳng định, khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã giảm đáng kể chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, có điều kiện để duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động.
Theo NHNN cho đến nay, các cơ quan chức năng, dư luận xã hội và NHTM chưa phát hiện các trường hợp tiêu cực cụ thể về lợi dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất.