Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sữa Việt đăng quang
19 | 08 | 2009
Ông Nguyễn Trung Dũng cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam luôn là những người yêu nước, và thông minh nên sẵn sàng mua hàng Việt Nam nếu sản phẩm của DN tốt, giá cả hợp lý. Điều các DN sản xuất sữa trong nước cần hét sức quan tâm là phải luôn đảm bảo chất lượng và giá cả phải hết sức cạnh tranh.

5 tháng chi quảng cáo gần 80 triệu USD

Theo ông Hồ Tất Thắng – PCT Vinastas, việc giá sữa bột NK trên thị trường liên tục tăng từ năm 2007 đến nay và cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực trong khi giá nguyên liệu trên thế giới giảm  mạnh và thế NK giảm sâu là hiện tượng không bình thường. Có nhiều yếu tố quyết định giá thành sản phẩm, trong đó nguyên nhân quan trọng hàng đầu là chi phí quảng cáo, tiếp thị khổng lồ của các Cty nước ngoài vốn rầm… đạn. Trong 5 tháng đầu năm 2009 các hãng sữa đã chi 152 tỷ (80 triệu USD) quảng cáo sữa (tăng 112 tỷ tức 36% so với 2008).

Đứng đầu là Dutch Lady 44 tỷ, Dumex 25 tỷ, Mead Johnson 25 tỷ… Theo ông Thắng, đã đến lúc phải xem xét bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh và bổ sung thêm hành vi gây ngộ nhận và lợi dụng điểm yếu của NTD, song song đó, đã đến lúc các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị phải được cơ quan chức năng thẩm định trước khi công bố. Theo số liệu điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), sữa Abbott nhập từ Mỹ giá bán tại VN cao hơn Thái Lan 20-30%, sữa Pedia Sure cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia 20-30%, sữa Mead Johnson nhập từ Mỹ cao hơn Malaysia và Thái Lan 50-60%, sữa Drugo 1,2,3 cao hơn giá sữa tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia tới 100-150%...

Dùng sữa gì phụ thuộc vào xem… TIVI!

Ngoài ra, theo kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành tại TP.HCM, Cty Mead Johnson VN đã đề nghị Cty TNHH phân phối Tân Tiến bán sữa bột NK cho NTD với giá cao hơn 200% giá vốn. Cụ thể, sữa Enfa ProA+ loại 400g có giá vốn chưa tới 64.000 đồng/hộp khi tới tay NTD đã là 140.000đồng hộp (gấp 220%), sữa Enfa ProA+ loại 900g giá vốn 130.000đông/hộp nhưng NTD VN phải mua với giá 286.000 đông/hộp. Kết quả kiểm tra Mead Johnson VN cho thấy, trong quý 4/2008, chi phí quảng cáo, khuyến mại chiếm tới 56% trong tổng chi phí (53,5 tỷ/95 tỷ đồng) và quý I/2009 chi phí này chiếm 33% (29 tỷ/88 tỷ đồng).

TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng, nhiều ông bố, bà mẹ Việt Nam đang bị ngộ nhận bởi quảng cáo của các hãng sữa ngoại. Chính tâm lý này đã khiến nhiều người “đầu tư” cho thế hệ tương lai bị lệch hướng, coi việc cho con uống sữa ngoại là “bơm” chỉ số IQ vào đầu trẻ. Đây là sai lầm rất lớn nhưng hiện ăn sâu vào đầu nhiều bậc phụ huynh vốn kém hiểu biết về dinh dưỡng nhưng rất thích xem chương trình… quảng cáo trên tivi.

Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Công Khẩn khẳng định, các chất bổ sung như DHA có phổ biến trong khá nhiều thực phẩm, đặc biệt là cá. Do vậy, đây không phải là loại thần dược, cứ bổ sung nhiều vào sữa là giúp trẻ thông minh hơn. Rõ ràng, khi tiếp cận được những thông tin xác thực từ cơ quan nhà nước, thì người tiêu dùng sẽ có lựa chọn đúng.

Yêu nước + thông minh = Dùng hàng việt

Ông Nguyễn Trung Dũng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) khẳng định, các cơ quan nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý công tác quảng cáo sản phẩm. Đã có nhiều dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh trong quảng cáo sản phẩm sữa. Một số mặt hàng lậu, chất lượng kém nhưng được tiếp thị, quảng bá qua hệ thống bán hàng đa cấp đã chiếm lĩnh được thị trường. Ông Dũng dẫn chứng sản phẩm áo bơi nhập ngoại được quảng cáo có tác dụng giảm cân nhanh nên được bán với gí cắt cổ 15 triệu/bộ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì mới lòi ra việc giá NK chỉ có 800.000đ.

Theo nhận định của ông Dũng, một thực tế nhức nhối là mặc dù cơ quan này đã phát hiện ra sự chênh lệc giá sữa ngoại và sữa nội, nhưng việc điều tra nguyên nhân thì tác tị. Chúng tôi đang điều tra tính trạng độc quyền thống lĩnh của doanh nghiệp. Bởi khi một DN chiếm 30% thị phần, họ có thể thôn tính thị trường.

Ông Nguyễn Trung Dũng cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam luôn là những người yêu nước, và thông minh nên sẵn sàng mua hàng Việt Nam nếu sản phẩm của DN tốt, giá cả hợp lý. Điều các DN sản xuất sữa trong nước cần hét sức quan tâm là phải luôn đảm bảo chất lượng và giá cả phải hết sức cạnh tranh.


Nghịch lý của ngành sữa:

1. Ông Hồ Tất Thắng-PCT Vinastas: Hiện có tới 5 Bộ cùng quản lý ngành sữa nhưng hiệu quả thì quá… khiêm tốn.

2. Ông Vũ Văn Diện – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục TC, ĐL, CL (Bộ KH-CN): Hệ thống tiêu chuẩn về sữa còn thiếu là kẽ hở để các DN ngành sữa “lách”. Tổng cục đang xây dựng và sớm công bố thêm 43 tiêu chuẩn nữa về sữa.

3. Ông Nguyễn Đăng Vang-Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH, VN-MT Quốc hội: “Một hãng sữa ngoại chi tới 50% giá thành sản phẩm cho quảng cáo là điều không thể chấp nhận được. Như vậy là lừa dối người tiêu dùng, quảng cáo quá “nổ”. Nếu chiếu theo quy định của pháp luật, các ND chỉ được chi quảng cáo tối đa 10%. Hiện người tiêu dùng VN phải gánh thêm một khoản tiền bằng 80% giá thành cho mỗi hộp sữa ngoại, trong đó 50% là đổ vào quảng cáo và 30% còn lại là lợi nhuận của hãng sữa.
 

Đ.T-Đ.C - Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 165 ngày 19/8/2009



Báo cáo phân tích thị trường