Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình tiêu thụ mặt hàng sàn gỗ tại EU
26 | 01 | 2010
Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn mặt hàng sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, sàn gỗ tự nhiên được tiêu thụ nhiều hơn do giá cả rẻ hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Theo Hiệp hội ngành gỗ lót sàn của châu Âu (FEP) thì năm 2007, tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên chiếm khoảng 14% tổng tiêu thụ các loại ván sàn trong khi sàn gỗ tự nhiên chỉ chiếm 5,6%. Ngoài ra, theo Hiệp hội các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp châu Âu - EPLF, sàn gỗ công nghiệp trong vòng nhiều năm trở lại đây có doanh số bán hàng ngày càng tăng mạnh.

Mặt hàng sàn gỗ tự nhiên

Từ năm 2003 đến 2007, theo số liệu của FEP, thị trường sàn gỗ tự nhiên của EU tăng với tốc độ trung bình là 10%/năm trong đó riêng năm 2007, tổng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên là 122 triệu m2.

Bảng 1.1 Tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên giai đoạn 2003-20071, đơn vị: nghìn m2

 

2003

2005

2007

Thị phần

(%)

% thay đổi

trung bình

hàng năm (%)

Đức

19.433

19.776

22.551

18%

3,8%

Tây Ban Nha

14.752

16.387

19.581

16%

7,3%

Ý

13.000

13.197

14.594

12%

2,9%

Pháp

9.085

10.018

13.616

11%

11%

Đan Mạch/Phần Lan/Nauy

8.285

9.728

10.744

8,8%

6,7%

Áo

4.690

7.228

8.006

6,6%

14%

Thụy Điển

4.900

6.199

7.847

6,4%

12%

Ba Lan

-

3.779

6.735

5,5%

33%2

Thụy Điển

3.915

4.579

5.684

4,7%

10%

Bỉ

2.972

3.149

4.033

3,3%

7,9%

Hà Lan

3.149

2.949

3.386

2,8%

1,8%

Cộng Hòa Séc

-

1.200

2.286

1,9%

38%2

Romania

-

400

2.261

1,9%

138%2

Hungary

-

1.390

904

0,7%

-19%2

Tổng

84.200

99.979

122.226

100%

10%3

Nguồn: FEP, 2009

1 Anh không thuộc khối các nước thành viên của FEP nên không được tính vào bảng số liệu này.

2 Do không đủ số liệu nên % thay đổi trung bình hàng năm được tính trong giai đoạn từ 2005-2007.

3 Lưu ý rằng tổng tiêu thụ của FEP tăng là số lượng tiêu thụ lớn ở các nước thành viên.

Đức là thị trường tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên nhiều nhất tại EU, tiếp theo là Tây Ban Nha, Ý và Pháp. Theo FEP, tổng tiêu thụ sản phẩm này tại Đức năm 2007 khoảng 22,6 triệu m2, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 3,8%/năm.

Lượng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên tại Tây Ban Nha năm 2007 là 19,6 triệu m2, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 7,3%/năm. Lượng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên tại Ý năm 2007 là 14,6 triệu m2 in 2007, với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003-2007 là 2,9%/năm.

Pháp là thị trường tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên lớn thứ 4 tại EU, với tổng lượng tiêu thụ năm 2007 đạt 13,6 triệu m2. Trong giai đoạn này, tốc độ tiêu thụ tại Pháp tăng khá nhanh, khoảng 11%/năm. Hà Lan là nước có lượng tiêu thụ sàn gỗ tự nhiên ở mức trung bình, năm 2007 chiếm khoảng 2,8% tổng tiêu thụ tại EU.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Mặc dù tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2003-2007 nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, sức tiêu thụ mặt hàng sàn gỗ tự nhiên tại EU đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo FEP, năm 2008, lượng tiêu thụ chỉ đạt 102 triệu m2, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu giảm là do sự sụt giảm ở một số thị trường lớn truyền thống, cụ thể là do các doanh nghiệp xây dựng ngừng các đơn đặt hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng suy giảm, từ đó tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự bấp bênh, mất lòng tin và thờ ơ với hoạt động đầu tư. Ngoài ra, ngành hàng này còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác như: áp lực cạnh tranh từ các thị trường có chi phí thấp, chi phí nhiên liệu tăng, mối lo ngại về nguồn nguyên vật liệu thô và giá cả, chính sách hạn chế và thắt chặt cho vay của ngân hàng và nguy cơ đồng euro lên giá.

Tình trạng nhu cầu suy giảm hiện tại chỉ là dấu hiệu cho thấy sự quay vòng trở lại trong chu kỳ tăng dần của thị trường ván sàn EU bắt đầu từ giữa những năm 80. Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO), năm 2009 là năm bắt đầu của quá trình tăng trưởng chậm đối với ngành hàng ván sàn EU. Mặc dù bối cảnh chung của ngành là suy giảm nhưng một số phân đoạn thị trường vẫn có xu hướng tăng trưởng. Trong những năm tới, tiêu thụ tổng quan của các nước khu vực Trung và Đông Âu sẽ có thể tăng nhẹ nhờ những cải tiến và cơ cấu lại của ngành.

Phát triển bền vững

FSC là chứng chỉ rừng quan trọng nhất, đảm bảo rằng đồ nội thất được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững, nguyên liệu có lợi cho môi trường. Người tiêu dùng một số nước như Hà Lan, Anh, Bỉ và Scandinavia rất thích các sản phẩm được gắn nhãn mác này và coi đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Ngược lại, người tiêu dùng ở các nước Nam Âu lại chưa nhận thức nhiều về tầm quan trọng của nhãn mác này.

Hiện nay, nhu cầu về hàng sàn gỗ tự nhiên có chứng chỉ FSC ngày càng nhiều và vượt xa khả năng cung cấp của nhà sản xuất. Các biện pháp do Ủy ban châu Âu ban hành nhằm ngăn chặn các nguồn cung cấp gỗ bất hợp pháp, cũng như những đề xuất về mua sắm công vì lợi ích môi trường cũng có thể khiến cho nhu cầu đối với sản phẩm gỗ được chứng nhận ngày càng tăng

Sàn gỗ công nghiệp

tieu_thu_san_go_EU_2Theo tổ chức EPLF, doanh thu bán hàng sàn gỗ công nghiệp tại Tây Âu năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do những bất ổn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm về nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng và lòng tin của người tiêu dùng. Bảng 1.2 bên dưới cho thấy, doanh thu bán hàng sàn gỗ công nghiệp của Tây Âu năm 2008 khoảng 270 triệu m2, giảm 8,5% so với năm 2007. Các thị trường truyền thống có sự suy giảm mạnh so với dự báo. Ví dụ, tại Tây Ban Nha, doanh thu bán hàng giảm 18% trong khi Đức và Anh giảm mạnh nếu xét trong điều kiện tuyệt đối, với mức giảm tương ứng là 13% và 15% so với năm 2007. Hà Lan là thị trường quan trọng nhất có sức tiêu thụ ổn định trong năm 2008.

Ngược lại, các nước Trung và Đông Âu lại có triển vọng tăng trưởng khá lạc quan. Năm 2008, các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp châu Âu đã tiêu thụ được 130 triệu m2 tại các nước Đông Âu - tương ứng mức tăng trưởng hàng năm là 1,0%. Doanh thu bán hàng mặt hàng này tại Ba Lan xấp xỉ khoảng 26 triệu m2, đưa nước này vượt qua Hà Lan nếu xét về tổng doanh thu bán hàng.

Bảng 1.2 Doanh thu của các nước thành viên EPLF khu vực Tây Âu1 (đơn vị: triệu m2)

 

2007

2008

Thay đổi hàng năm (%)

Đức

96

84

-13%

Pháp

42

40

-4.8%

Anh

39

33

-15%

Hà Lan

22

22

0%

Tây Ban Nha

22

18

-18%

Các nước khác

74

73

-1.4%

Tổng

295

270

-8.5%

Nguồn: EPLF, 2009

1 EPLF không cung cấp số liệu về thị trường Ý


Nguồn: Viettrade
Báo cáo phân tích thị trường