Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nông dân trồng lúa Ấn Độ lo sợ dư thừa, muốn chính phủ bỏ lệnh cấm xuất khẩu
08 | 06 | 2011
Lo sợ dự trữ gạo trong nước tăng, nông dân trồng lúa Ấn Độ lo lắng sẽ dư thừa và kêu gọi chính phủ bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đã 2 năm để bảo vệ nông dân.

Dự trữ hiện có cộng với phán đoán mùa mưa thuận lợi trong thời vụ năm nay có thể thúc đẩy sản lượng tốt hơn và chỉ có thể làm nản lòng thị trường gạo trong nước với dự trữ vượt trội làm giá xuống.

“Khủng hoảng lương thực” toàn cầu năm 2008 đã làm hoảng sợ bởi giá gạo tăng buộc Ấn Độ ban hành lện cấm xuất khẩu gạo non - basmati, lo sợ nó sẽ làm mất ổn định an ninh lương thực trong nước với trên 1 tỷ người phụ thuộc vào gạo như là thức ăn chủ yếu.

D.N. Pathak giám đốc của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ nói “Bây giờ là thời gian lệnh cấm xuất khẩu gạo bị bãi bỏ. Có đủ ngũ cốc và lương thực ổn định. Vì vậy chỉ gạo chất lượng siêu cao nên cho phép được xuất khẩu theo giá xuất khẩu tối thiểu để bảo vệ giá bình thường cho công chúng”

Chuyên gia khí tượng Ấn Độ dự báo sẽ là một mùa mưa bình thường năm nay đến cuối tháng 7, điều đó khuyến khích ngành lúa dự báo một mùa bội thu. Dự trữ gạo của Ấn Độ được cho là cao hơn nhiều so với chiến lược dự trữ bắt buộc 2 triệu tấn.

Tại Andhra Pradesh, vựa lúa của quốc gia, nông dân đã bị gánh nặng với dự trữ gần 3 triệu tấn, buộc nông dân mất gần 600 triệu rupee mùa trước.

Ông Ramakrishnan Reddy, chủ tịch của Hiệp hội các nhà xay lúa Andhra Pradesh có trụ sở tại Hyderabad nói “hiện tại có nhiều sự sản xuất tại Andhra Pradesh với sản lượng cao hơn nhưng không có chỗ chứa. Ngoài ra còn nhiều lãng phí và nông dân đang phải chịu đựng. Nếu chính phủ bãi bỏ lệnh cấm, chúng ra có thể xuất khẩu ít nhất hai triệu tấn sẽ mang lại thu nhập bổ sung cho nông dân”

Viện Nghiên cứu Lúa Trung tâm ước tính nông dân Ấn Độ có thể dễ dàng thu hoạch 100 triệu tấn mùa vụ này (tháng 3/2011 đến tháng 3/2012) so với 94 triệu tấn cùng kỳ năm trước.

Ấn Độ là nước sản xuất lúa lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường