Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Lý giải nguyên nhân giá thịt lợn tăng cao
14 | 07 | 2011
Bên cạnh tâm lý té nước theo mưa của nhiều trung gian, giá thịt những ngày này tăng cao là do người nông dân chậm tăng đàn.

Ông Nguyễn Lộc An, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết.

Gần đây báo chí đưa tin giá thực phẩm, trong đó có thịt lợn đang tăng theo ngày. Theo lời nhiều tiểu thương thì giá tăng là do thiếu nguồn cung, Ngoài ra, một số công ty đã thu gom lợn trực tiếp từ người nuôi và tự quyết định giá. Ông nhận định ra sao về vấn đề này?

Vấn đề giá thực phẩm tăng, trong đó có thịt lợn tăng mạnh đã được báo chí cũng đã đề cập đến trong những ngày qua. Hiện Bộ Công Thương cũng đang xác minh, đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định lại nguồn cung nhằm cân đối cung cầu trong nước 6 tháng cuối năm.

Thực ra, trong quý 2 vừa qua có xuất hiện tình trạng một số thương lái xuất khẩu thịt lợn qua biên giới. Nhưng theo báo cáo từ một số Sở Công Thương của các tỉnh biên giới thì tình hình xuất khẩu qua biên giới hiện nay dường như không còn do giá lợn hơi trong nước đắt tương đương với giá lợn hơi tại Trung Quốc, thậm chí Campuchia, Lào hiện còn đang xuất khẩu gia súc, thịt bò… sang Việt Nam .

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thì vừa qua đã xảy ra dịch bệnh kéo dài cộng với giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao trong quý 1, quý 2 đã làm ảnh hưởng đến tăng đàn của người chăn nuôi. Do vậy mà xảy ra tình trạng hụt nguồn cung.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thì hiện người dân đã tiếp tục tăng đàn trong chăn nuôi. Theo tôi được biết là chỉ 3 tháng sẽ xuất chuồng. Do vậy, hy vọng lượng cung thịt lợn sẽ dồi dào trong 6 tháng cuối năm, dịp lễ Tết…

Thực tế giá thịt lợn giữa Hà Nội và TP HCM chênh nhau khá nhiều? Liệu có phải do sự quản lý giá chưa chặt chẽ khiến CPI của Hà Nội luôn cao hơn TP HCM? Vậy đâu là trách nhiệm của cơ quan chức năng, thưa ông?

Nói CPI của Hà Nội cao hơn TP HCM do chênh giá thịt lợn là không đúng. TP HCM thuộc miền Nam, có khí hậu thuận lợi cho gieo trồng và chăn nuôi. Trong khi miền Bắc khi hậu khắc nghiệt, dịch bệnh nhiều…l à nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu cung cục bộ nên giá bị đội lên.

Ngoài ra, người dân Hà Nội có thói quen xem thịt là món ăn chính trong bữa ăn nên sử dụng nhiều thịt hơn trong khi người dân TP HCM không như vậy. Họ ăn nhiều hải sản.

Thứ nữa, hiện Hà Nội cũng đang rất nỗ lực trong công tác bình ổn giá, đã mở ra hàng trăm điểm bình ổn quanh các vùng ngoại thành, vùng sâu vùng xa thuộc Hà Nội trong khi TP HCM làm công tác bình ổn đã 10 năm nay rồi.

Được biết, chi phí đưa thực phẩm từ biên giới vào nội địa rất cao. Đây có phải một trong những nguyên nhân khiến giá thực phẩm tăng?

Tôi cũng chưa thấy có báo cáo về việc này. Tuy nhiên, vừa qua đi kiểm tra tại một số chợ đầu mối ở TP HCM thì thấy rằng giá thực phẩm không phải quá cao. Chỉ khi thực phẩm phải qua quá nhiều khâu trung gian thì giá mới cao như vậy. Ngoài ra, việc tăng giá còn là do “té nước theo mưa”.

Để kiếm soát giá cả từ nay đến cuối năm, phía các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần phải có những nỗ lực gì?

Về phía doanh nghiệp, vừa qua gặp khó khăn do lãi suất ngân hàng cao. Hy vọng là từ nay đến cuối năm ngân hàng sẽ hạ lãi suất nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng nguồn cung cho thị trường bởi, khi đó hang hoá sẽ dồi dào và giá cả không bị leo thang.

Về phía các cơ quan quản lý, chúng tôi vẫn đang nỗ lực hết sức.

Đề cập đến bình ổn giá. Nhiều quan điểm hoài nghi về tính chặt chẽ của quản lý giá bình ổn khi vẫn còn nhóm lợi ích sử dụng hình thức này để tư lợi?

Thực ra thì vấn đề bình ổn giá chính là bình ổn thị trường. Bình ổn thị trường có nghĩa là chống sốc, chống thiếu cục bộ chứ không phải người ta lấy hàng đó ra rồi bán với giá rẻ.

Để chuẩn bị cho bình ổn, DN đã phải mua hàng vào thời vụ giá rẻ và khi đem bán đã phải tính cả lãi suất vào giá bán. Kể cả khi thị trường xảy ra tình trạng sốt hàng, thiếu nguồn cung cục bộ thì số hàng đó cũng chỉ được bán với giá quy định, không được bán cao hơn. Đó là mục đích chính của bình ổn giá.

Cám ơn ông!

Theo Q.Anh

Tổ Quốc



Báo cáo phân tích thị trường