Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P đã hạ mức xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ xuống mức AA+ bởi những lo ngại về vấn đề thâm hụt ngân sách của nước này.
Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất, dầu lớn thứ 2 và ngũ cốc lớn trên thế giới – chậm lại đáng kể cũng khiến cho thị trường hàng hóa nguyên liệu toàn cầu, trong đó có than đá và quặng sắt, bị ảnh hưởng khá lớn.
Chỉ số 19 nguyên liệu CRB của Reuters giảm gần 4,5% trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 5, bởi các nhà đầu tư không mấy hy vọng nhu cầu hàng hóa sẽ tăng trong bối cảnh kinh tế như hiện nay.
Riêng vàng lập 19 kỷ lục cao liên tiếp, đầu giờ sáng nay tại Hồng Kông lên tới 1.685,51 USD/ounce.
Mặc dù lưỡng đảng Mỹ đã thống nhất được việc nâng trần nợ công, song kinh tế Mỹ bị đánh giá là đang đứng ở thế rất chênh vênh.
Sau nhiều giờ thương lượng nảy lửa, cuối cùng các nghị sỹ của đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã đạt được một thỏa thuận tạm gọi là chấp nhận được về vấn đề nâng mức trần nợ công nhằm tránh để nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ, đúng vào thời hạn chót.
Dưới nhãn quan của giới quan sát, đây là một sự thỏa hiệp cần thiết và tất yếu giữa con Voi (biểu tượng của đảng Cộng hòa) và con Lừa (biểu tượng của đảng Dân chủ).
Tuy nhiên, họ vẫn thận trọng cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama chưa thể qua cơn sóng gió khi mà dự luật này phải vượt qua “ải” Hạ viện.
Theo thỏa thuận mới, Thượng viện Mỹ nhất trí nâng mức trần nợ công thêm ít nhất 2.100 tỷ USD và cắt giảm thâm hụt ngân sách 2.500 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Bộ Tài chính Mỹ đã phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để giúp chính quyền Obama vận hành bình thường đến ngày 2/8. Sau thời hạn đó, nếu Hạ viện không ủng hộ phá ngưỡng trần nợ, bộ trên không thể phát hành thêm trái phiếu và khi đó Chính phủ Mỹ sẽ lâm vào cảnh vỡ nợ.
Việc hạ mức xếp hạng của S&P lần này không phải là một hành động gây ngạc nhiên. Trong thời gian qua, tổ chức này đã đưa ra nhiều cảnh bảo với Mỹ từ trước bản thỏa thuận nợ trần của Mỹ được ký thành luật. Hành động này của S&P đã cho thấy một mối lo ngại về việc chính phủ Mỹ không thể kiểm soát vấn đề nợ trung và dài hạn.
Mỹ đã liên tục duy trì mức xếp hạng tín dụng cao nhất trong nhiều thập kỷ kể từ năm 1941, vị trí này khẳng định một niềm tin rằng quốc gia giàu có nhất thế giới sẽ không bao giờ rơi vào cảnh vỡ nợ. Mức xếp hạng này đồng thời cũng cho thấy sức mạnh của đồng đô la trong vai trò đi đầu, dẫn dắt tiền tệ thế giới. Thế nhưng, lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ bị hạ mức xếp hạng tín dụng.
Trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, từng có lúc được coi như công cụ đầu tư an toàn nhất thế giới, nay có xếp hạng còn thấp hơn so với trái phiếu chính phủ Anh, Đức, Pháp hay Canada. Triển vọng tín dụng của Mỹ được xếp ở mức tiêu cực. Có dấu hiệu cho thấy khả năng Mỹ sẽ tiếp tục bị hạ xếp hạng tín dụng trong từ 12 đến 18 tháng tới.
Việc cắt giảm thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu cắt giảm 1.000 tỷ USD và giai đoạn hai cắt giảm 1.500 tỷ USD.
Tính đến ngày 16/5 vừa qua, tổng nợ công của Mỹ đã chạm mức tối đa 14.294 tỷ USD, tương đương gần 100% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hậu quả của siêu cường số một thế giới vỡ nợ (dù chỉ mang tính kỹ thuật) là khôn lường.
Chuyên gia Vladimir Bragin, Giám đốc phụ trách phân tích thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô của hãng Capital, nhận định toàn bộ hệ thống tài chính của Mỹ có thể bị tổn thương nặng, trong khi vẫn chưa phục hồi được sau khủng hoảng tài chính.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã không dưới một lần cảnh báo về một thảm họa kinh tế khi các thị trường trái phiếu rơi vào hoảng loạn và nguy cơ lãi suất tăng cao đột biến nếu mức trần nợ công không được nâng lên.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của cuộc tranh cãi về giới hạn mức nợ là cuộc thảo luận hiện nay tại Quốc hội về việc phải hành động nhiều hơn nữa để hạ tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 9,2% đã biến thành cuộc tranh cãi về việc cắt giảm chi tiêu - động thái dường như chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
Thỏa thuận vào phút chót dù được coi là một bước tiến lớn, song rào cản vẫn còn đó. Trên chính trường Mỹ, có lẽ không có gì là không thể và thế giới vẫn tiếp tục phải chờ đợi.
Giá hàng hóa thế giới tuần 30/7-8/8:
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 8/8
|
Giá 30/7
|
+/-(so theo năm)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
87,09
|
95,85
|
-4,7%
|
Dầu thô Brent
|
USD/thùng
|
109,50
|
116,77
|
15,6%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/gallon
|
3,941
|
4,145
|
-10,5%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
1651,80
|
1628,30
|
16,2%
|
Vàng kỳ hạn
|
USD/ounce
|
1661,99
|
1625,69
|
17,1%
|
Đồng Mỹ
|
US cent/lb
|
411,70
|
447,95
|
-7,4%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9041,25
|
9830,00
|
-5,8%
|
Dollar
|
|
74,477
|
73,812
|
-5,8%
|
CRB
|
|
326,800
|
342,080
|
-1,8%
|
Ngô Mỹ
|
US cent/bushel
|
693,00
|
665,50
|
10,2%
|
Đậu tương Mỹ
|
US cent/bushel
|
1331,50
|
1354,25
|
-4,5%
|
Lúa mì Mỹ
|
US cent/bushel
|
679,00
|
672,50
|
-14,5%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
238,00
|
239,55
|
-1,0%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2936,00
|
2974,00
|
-3,3%
|
Đường Mỹ
|
US cent/lb
|
27,54
|
29,81
|
-14,3%
|
Bạc Mỹ
|
USD/ounce
|
38,211
|
40,106
|
23,5%
|
Bạch kim Mỹ
|
USD/ounce
|
1719,10
|
1785,30
|
-3,3%
|
Palladium Mỹ
|
USD/ounce
|
741,75
|
827,70
|
-7,7%
|
Theo Vinanet