Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nga cho các nước Đông Nam Á thuê đất để canh tác
14 | 08 | 2011
Nga đang có chủ trương cho các quốc gia Đông Nam Á thuê đất nông nghiệp để canh tác và đảm bảo nguồn cung thực phẩm, một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư tại các thị trường mới.

Bộ trưởng kinh tế Nga Andrei Slepnyov cho biết Nga đề nghị một số công ty tại khu vực Đông Nam Á thâm nhập thị trường Nga khi xét đến quy mô sản xuất lớn của các doanh nghiệp này và thiết lập hoạt động tại Nga để sản xuất

thực phẩm.

Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev đang hướng tới thị trường châu Á nhằm thúc đẩy xuất khẩu do nền kinh tế nước này đang phải vật lộn để duy trì mức tăng trưởng trước khủng hoảng. Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc sang thị trường Đông Nam Á để giành lại thị phần trên thị trường thế giới sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu từ ngày 1/7 vừa qua.Theo ông Frederic Neumann, đồng trưởng nhóm phân tích kinh tế tại HSBC, rất nhiều chính phủ châu Á đang đưa ra nhiều phát kiến đa dạng nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm về dài hạn khi xét đén những áp lực về môi trường và địa lý tại châu Á, có thể đẩy khu vực này vào tình trạng thiếu hụt thực phẩm cấu trúc trong những năm tới. Trên thực tế, nền kinh tế tại các khu vực này cũng đang chịu áp lực lạm phát thực phẩm ngày càng lớn.

Nguồn cung ổn định

Các quốc gia châu Á đang tìm kiếm nguồn cung thực phẩm ổn định sau khi dữ liệu công bố bởi FAO cho thấy giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2011. Lạm phát thực phẩm tại Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng.

Indonesia, nước tiêu thụ gạo lớn thứ 3 thế giới, có thể tìm cách đàm phán và thương lượng với Ấn Độ và Pakistan để đảm bảo nguồn cung gạo.

Những nông dân Nga đang để trống 25% diện tích đất nông nghiệp của quốc gia này. Nga có khoảng 24 triệu ha đất trồng trọt chưa phân bổ và có thể được bán với mức giá thấp hơn giá thị trường cho những người mua có kế hoạch canh tác lên diện tích đất này. Chính phủ Nga cũng đang có chủ trương tìm người mua thực hiện canh tác và thúc đẩy sản xuất tại các khu vực này. Chính phủ nước này sẽ hủy quyền sở hữu đất nếu đất không được canh tác trong vòng ít nhất 3 năm.

Nhật Bản, Hàn Quốc

Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, cho biết sẽ trợ giúp các công ty nước này đầu tư để mua và thuê đất nông nghiệp ở nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm do nước này thiếu đất nông nghiệp. Hàn Quốc, nhà nhập khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới, có kế hoạch mua khoảng 380 ngàn ha đất nông nghiệp ở nước ngoài đến năm 2018 để canh tác.

Theo OECD và UN, trong thập kỷ tới, giá thực phẩm sẽ duy trì ở mức cao hơn mức giá trong thập kỷ vừa qua do sản xuất nông nghiệp tăng chậm trong khi nhu cầu tăng nhanh.

Nga, nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới, đang xem xét khả năng hợp tác đầu tư với các nước Đông Nam Á trong việc sản xuất năng lượng, tìm kiếm các nguồn năng lượng và nguồn lực tự nhiên thay thế do nước này đang tìm cách thúc đẩy nhu cầu với các hàng hóa sản xuất ra.

Theo ông Slepnev, trung tâm phát triển của thế giới đang dịch chuyển về khu vực châu Á và dĩ nhiên, khu vực này sẽ trở thành khu vực tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn.

Nền kinh tế Nga tăng trưởng trung bình 7%/năm trong giai đoạn 2000 – 2008. Trong quý 2/2011, tốc đổ tăng trưởng của nền kinh tế này chỉ dạt 3,4% so với cùng kỳ năm 2010, thấp hơn mức dự đoán của các nhà kinh tế.

Kim Dung AGROINFO

Theo Bloomberg


Báo cáo phân tích thị trường