Trong đó sản phẩm gỗ đạt 244,3 triệu USD, tăng 13% so với tháng 7, nâng kim ngạch sản phẩm gỗ xuất khẩu 8 tháng đầu năm lên 1,7 tỷ USD, chiếm 70% trong tổng kim ngạch, tăng 2,2% so với 8 tháng năm 2010.
Đồ gỗ XK của Việt Nam đã trở thành một trong những nhóm mặt hàng có kim ngạch XK lớn thứ 5 sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản và được kì vọng sẽ đạt 4 tỉ USD trong năm nay.
Theo tính toán của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, thị phần đồ gỗ XK của Việt Nam trên thị trường thế giới đạt khoảng 0,8%. Ngoài ra, các DN chế biến đồ gỗ Việt Nam đã không ngừng nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của các nước để đẩy mạnh XK đồ gỗ nội thất như giường, tủ, bàn ghế sang những thị trường mới như: Canada, Đông Âu, Trung Đông, Nga, Trung Quốc…
Tám tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường tăng trưởng về kim ngạch, số thị trường giảm kim ngạch chỉ chiếm 35,8%.
Hoa Kỳ tuy đứng đầu về kim ngạch trong 8 tháng, đạt 878,2 triệu USD nhưng lại giảm 1,27% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 8, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang thị trường này đạt 131,8 triệu USD, giảm 2,29% so với tháng 8/2010.
Đứng sau Hoa Kỳ về kim ngạch là thị trường Trung Quốc, mặc dù kim ngạch 8 tháng chỉ đạt 433,7 triệu USD, nhưng lại tăng trưởng về kim ngạch, tăng 73,46% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường có kim ngạch tăng trưởng sau Trung Quốc là Nhật Bản với kim ngạch xuất trong tháng đạt 56,7 triệu USD, tăng 36,1% so với tháng 8/2010. Tính chung 8 tháng 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 362,8 triệu USD gỗ và sản phẩm sang Nhật Bản, tăng 33,66% so với cùng kỳ năm 2010.
Đáng chú ý, thị trường Xingapo tuy kim ngạch 8 tháng đầu năm chỉ đạt 14,4 triệu USD, nhưng lại có kim ngạch tăng trưởng vượt bậc, tăng 186,02% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam hiện có khoảng 1.600 DN đang hoạt động, trong đó chủ yếu là DN nhỏ, tập trung sản xuất đồ gỗ nội thất, chiếm khoảng 56% tỉ trọng XK đồ gỗ của cả nước. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ trong những tháng đầu năm đạt khá cao, nhưng những tháng gần đây đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Ông Huỳnh Văn Hạnh cho biết, đơn hàng tại nhiều DN đã giảm so với cùng kì.
Nếu những năm trước, tại thời điểm này hầu hết các DN đã kí đơn hàng cho đến hết năm thì năm nay các DN đã không chủ động được việc này. Nguyên nhân là do các DN đang gặp khó khăn về vốn, giá vận chuyển hiện đã tăng từ 15% đến 20%, giá nguyên liệu cũng tăng khá cao so với hồi đầu năm đã đẩy nhiều DN vào tình trạng tạm ngưng XK để đàm phán mức giá mới với các đối tác, nhằm tránh thua lỗ.
Điều đáng lo ngại hơn cả là nguồn nguyên liệu vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào NK. Dù giá trị hàng XK được hơn 3 tỉ USD/năm nhưng nguyên liệu NK chiếm đến hơn 1 tỉ USD/năm. Trong khi đó năng lực tài chính của các DN còn khiêm tốn cho thấy ngành đồ gỗ vẫn phải đi “ăn đong”. Đây chính là lí do khiến giá thành sản phẩm của Việt Nam chưa có tính cạnh tranh cao, hoặc để đảm bảo các đơn hàng XK, các DN buộc phải cắt giảm lợi nhuận, khiến cho sản xuất chưa thuận lợi.
Để giải bài toán thiếu nguyên liệu, theo Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), về lâu dài ngành gỗ Việt Nam cần phải có kế hoạch trồng mới rừng. Năm 2010 nước ta đã lập kế hoạch trồng mới 5 triệu ha rừng, nhưng đến thời điểm hiện nay kế hoạch này mới chỉ thực hiện trồng được hơn 2 triệu ha. Theo tính toán, để đầu tư cho ngành công nghiệp gỗ, từ nay đến năm 2020 cần khoảng gần 7 tỉ USD và việc trồng mới rừng cũng cần từ 800 triệu USD đến 1 tỉ USD.
Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 8, 8 tháng năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
|
|
% tăng giảm so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Canada
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nam Phi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo Vinanet