So với cùng kỳ năm 2010, giá sữa tại các thị trường hiện đã tăng từ 21,3 -27,9%, riêng sữa nguyên kem tăng nhẹ từ 1,3 – 2,5%) và so với với cuối tháng 12/2010 tăng từ 10,5 – 15,8% còn sữa bột gầy tăng tới 31,9%.
Trong nước sau 5 tháng liên tiếp tăng, thị trường sữa trong tháng 6 đã có xu hướng ổn định. Giá sữa các loại đã thiết lập một mặt bằng giá mới. So với tháng 12/2010, giá thu mua sữa tươi tăng từ 13,8 – 17,9%, giá sữa bột nhập khẩu và sản xuất trong nước cũng tăng trung bình từ 5 -18%.
Tuy nhiên, đến tháng 6/2011, giá sữa trong nước đã ổn định ở mức cao do giá sữa thế giới giảm và tác động tích cực của chương trình bình ổn tại một số thành phố lớn.
Như dự báo trong nửa quý đầu năm 2011, đầu tháng 9/2011, nhiều hãng sữa đã tăng giá bán lên đến 15% bất chấp việc giá sữa nguyên liệu trên thế giới giảm mạnh. Mức tăng giá này quá cao nếu so với những lần tăng giá trước chỉ từ 3%- 7% hoặc 9%.
Sữa bột nhãn hiệu Dutch Lady có 10 loại tăng giá từ 15.000 đồng - 48.000 đồng/hộp, đưa giá bán lẻ loại 900 g lên từ 178.000 đồng- 238.000 đồng/hộp. Sữa bột nhãn hiệu Friso có 17 loại tăng từ 30.000 đồng - 82.000 đồng/hộp, giá bán lẻ loại 900 g là 245.500 đồng - 466.500 đồng/hộp. Sữa bột mang nhãn hiệu Dumex cũng có mức giá tăng từ 31.000 đồng - 47.000 đồng/hộp (loại hộp 800g), với giá bán lẻ từ 264.000 đồng - 378.000 đồng/hộp.
Nghịch lý là giá sữa nguyên liệu trên thế giới hiện nay giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện giá sữa nguyên liệu trên thế giới từ 3.350 USD - 3.700 USD/tấn, tùy loại (năm ngoái có thời điểm giá sữa nguyên liệu lên đến 4.500 USD - 4.800 USD/tấn). Với mức giá giảm sâu như vậy, đúng ra các hãng sữa cần phải giảm giá bán lẻ mới sòng phẳng với người tiêu dùng (khi giá nguyên liệu sữa tăng thì ngay lập tức các hãng sữa tăng giá bán lẻ). Nhưng họ lại làm ngược lại là tăng giá bán và đưa ra những lý do khó có thể chấp nhận được.
Cũng giống như những đợt tăng giá trước đây, các hãng sữa đưa ra lý do tăng giá là do sản phẩm mới có công thức mới, được bổ sung chất này, chất nọ… trong khi những chất này không biết “bổ béo” đến đâu, ai chứng nhận?
Đại diện hãng sữa cho biết họ không hề tăng giá sữa nhưng lần này là do tung ra sản phẩm mới với công thức được cải tiến nên tăng giá thành. Mặt khác, bao bì của sản phẩm mới có thiết kế sang trọng và cao cấp nên chi phí sản xuất cũng tăng.
Giám đốc đối ngoại của một công ty cho biết sở dĩ phải tăng giá bán là do nhiều yếu tố tác động đến giá thành: tỉ giá trong năm qua đã tăng 13%, các loại bao bì (hộp thiếc, thùng các tông) tăng 10%- 30%, giá nhân công sản xuất trực tiếp tăng 11%, lương nhân công lao động gián tiếp tăng 18%; các chi phí điện, nước, vận chuyển đều tăng.
Việc tăng giá bán phần lớn đều không ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu sữa do đơn vị đã ký hợp đồng ổn định trong thời gian dài.
Theo giới kinh doanh, sở dĩ các hãng điều chỉnh giá sữa tăng cao vào thời điểm này là do áp lực cuối năm từ công ty “mẹ” buộc các công ty con, nhà phân phối phải đạt doanh số cũng như đạt đựơc mức lợi nhuận theo kế hoạch. Mặt khác, họ cần tăng giá bán để có thêm kinh phí quảng cáo rầm rộ, mở rộng thị phần.
Số liệu thống kê từ TCHQ cho biết, hai quý đầu năm 2011 Việt Nam đã nhập khẩu 409,5 triệu USD mặt hàng sữa và sản phẩm sữa, tăng 14,85% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó tháng 6/2011, đã nhập 82,7 triệu USD, giảm 6,8% so với tháng liền kề, nhưng tăng 28,46% so với tháng 6/2010.
Sang đến tháng 8/201, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tăng lên 105,5 triệu USD, tăng 41,01% so với tháng 7/2011 và tăng 58,18% so với tháng 8/2010. Nâng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này 8 tháng đầu năm 2011 lên 589,8 triệu USD, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2010.
Niuzilan thị trường chính nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam trong tháng 8 với 13,3 triệu USD, tăng 3,23% so với tháng 7 và tăng 15,82% so với tháng 8/2010. Tính chung 8 tháng 2011 Việt Nam đã nhập khẩu 149,4 triệu USD sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Niudilan, chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch, tăng 37,98% so với cùng kỳ năm 2010.
Tuy đứng thứ hai về kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm, nhưng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ giảm 40,58% so với tháng 8 năm 2010, tương đương với 11,5 triệu và giảm 48,71% so với tháng 7/2011. Tính chung 8 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã nhập khẩu 135,4 triệu USD, tăng 40,11% so với 8 tháng năm 2010.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm tháng 8, 8 tháng năm 2011
ĐVT: USD
|
|
|
|
% tăng giảm KN T8/2011 so với T7/2011
|
% tăng giảm KN so với T8/2010
|
% tăng giảm KN so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Theo Vinanet