Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu và mở rộng diện tích trái cây đặc sản xuất khẩu
08 | 07 | 2013
Số liệu từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 5 năm 2013 xuất khẩu rau hoa quả đạt kim ngạch 381,5 triệu USD, tăng 44,47% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam xuất khẩu rau, hoa quả sang 22 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là thị trường đạt kim ngạch cao nhất, đạt 101 triệu USD, chiếm 26,4% thị phần, tăng 58,39% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Nhật Bản với 5,6 triệu USD trong tháng 5, giảm 10,2% so với tháng liền kề trước đó, tính chung 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Nhật Bản đạt 25,8 triệu USD, tăng 28,13% so với cùng kỳ năm 2012.

Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 20,3 triệu USD, tăng 42,34% so với 5 tháng năm 2012. Đối với trái thanh long, trong những năm đầu tiên (2008) xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ chỉ bán được 100 tấn, thì đến năm 2012 đạt 1.200 tấn. Năm 2013, nhiều khả năng xuất khẩu thanh long vào Hoa Kỳ sẽ đạt 2.000 tấn vì đến cuối tháng 6-2013 xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng xuất vào Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hai địa phương trồng chuyên canh thanh long lớn là Tiền Giang và Long An, trong đó riêng tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích trồng thanh long lên gần 3.000ha, tập trung tại huyện Chợ Gạo. Hàng năm, huyện Chợ Gạo cung ứng không dưới 50.000 tấn quả thanh long cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch, số thị trường giảm kim ngạch chỉ chiếm 22,7%.

Thống kê thị trường xuất khẩu rau, hoa quả 5 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK T5/2013
KNXK 5T/2013
KNXK 5T/2012
% so sánh
Tổng KN
83.405.026
381.526.867
264.083.620
44,47
Trung Quốc
26.161.473
101.007.001
63.771.753
58,39
Nhật Bản
5.658.249
25.855.905
20.179.942
28,13
Hoa Kỳ
4.644.317
20.395.866
14.329.097
42,34
Nga
4.227.789
14.330.405
13.337.551
7,44
Malaixia
3.447.953
14.079.498
6.459.631
117,96
Thái Lan
2.452.018
13.509.407
6.918.930
95,25
Hàn Quốc
2.842.162
12.651.507
8.746.360
44,65

Indonesia

1.937.271
11.335.724
18.144.995
-37,53
Đài Loan
2.744.252
9.267.472
7.934.240
16,80
Xingapo
2.029.504
9.183.514
8.087.316
13,55
Hà Lan
2.282.263
8.333.152
9.879.700
-15,65
Canada
1.277.814
6.056.177
4.810.465
25,90
Oxtraylia
1.077.630
4.276.111
2.979.178
43,53
Đức
984.284
3.971.999
2.978.431
33,36
Pháp
700.405
2.863.044
2.415.398
18,53
Tiểu vương quốc A rập Thống nhất
592.322
2.757.219
1.454.882
89,51
Cămpuachia
541.820
2.360.518
1.470.484
60,53
Hồng Kông
577.536
2.204.163
2.397.509
-8,06
Lào
546.226
1.899.942
1.559.254
21,85
Anh
399.045
1.603.117
1.479.529
8,35
Italia
458.681
1.342.117
1.887.585
-28,90
Ucraina
153.879
653.153
671.070
-2,67

Dẫn nguồn tin TTXVN, theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, trong hơn ba năm qua, các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ đã đưa thêm 20.000ha vào trồng các loại cây ăn quả đặc sản, nâng tổng diện tích cây ăn quả đặc sản toàn vùng lên 83.000 ha, chiếm 29% diện tích cây ăn quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc phát triển vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản chuyên canh nói trên nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn, chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả xuất khẩu.

Khắc phục tình trạng thiếu giống, hàng chục cơ sở tư nhân giàu kinh nghiệm tại Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang đã được đặt hàng sản xuất giống đạt chuẩn sạch bệnh.

Hàng trăm nông dân tại 8 tỉnh thành trên được tập huấn chương trình IPM trên cây có múi do Cục Bảo vệ Thực vật biên soạn.

Các tỉnh nêu trên vận động nông dân liên kết sản xuất trong hàng trăm tổ, nhóm liên kết, tổ hợp tác, truyền thụ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho nhau.

Một bộ phận nông dân còn được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP, GlobalGAP nhằm bảo đảm năng suất, hạ giá thành, bảo vệ môi trường.

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cũng hướng dẫn nông dân áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới như trồng dày, tạo tán, tỉa cành, bón phân hữu cơ, xử lý ra hoa mùa nghịch, tăng đậu quả.

Viện Nghiên Cứu cây ăn quả miền Nam kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện thành công ứng dụng kỹ thuật xử lý tiền thu hoạch giúp nâng cao tỷ lệ trái xoài đạt phẩm chất; bảo quản bưởi Năm Roi, cam sành tươi trong hai tháng, trái thanh long bảo quản được sáu tuần nhằm phục vụ xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc 161.000 tấn trái cây đặc sản./.



VINANET
Báo cáo phân tích thị trường