Hồng Kông vẫn là thị trường đích lớn nhất, với kim ngạch trong tháng 1/2014 đạt 2,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt của Việt Nam.
Trong đó, nhóm mặt hàng thịt lợn (Mã HS 0203) chiếm trên 67% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tháng, đạt trên 2,89 triệu USD. Tuy nhiên so với cùng kỳ, xuất khẩu nhóm hàng này đã giảm mạnh tới 36,2% so với mức 4,51 triệu USD của tháng 1/2013. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm thịt còn lại nhìn chung vẫn tương đối thấp. Trong đó đáng chú ý, kim ngạch thịt gia cầm tăng mạnh gấp gần 6 lần so với cùng kỳ, đạt 276 nghìn USD.
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu thịt cả nước tháng 1/2014 vẫn duy trì mức cao như trong tháng cuối năm 2013. Với 18,16 triệu USD, kim ngạch của tháng đầu năm 2014 đã tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong tháng 1/2014, nhập khẩu thịt gia cầm chiếm 51,6% tổng kim ngạch, với trị giá 9,36 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Nhập khẩu thịt bò đông lạnh chỉ đạt 4,16 triệu USD, giảm 15,1%, chiếm tỷ trọng khoảng 23%, trong khi thịt bò tươi, ướp lạnh tăng nhẹ 2,3%, đạt khoảng 600 nghìn USD. Kim ngạch nhập khẩu thịt lợn khá cao so với mặt bằng chung năm 2013, đạt trên 550 nghìn USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý nhất, nhập khẩu nhóm phụ phẩm/nội tạng gia súc ăn được sau giết mổ (Mã HS 0206) tăng rất mạnh với 575%, đạt 2,26 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt các loại.
Về thị trường, trị giá nhập khẩu thịt từ Mỹ giảm 9,3% so cùng kỳ, tuy nhiên thị trường này vẫn dẫn đầu với 6,27 triệu USD, chiếm thị phần 34,5%. Trong khi đó, các thị trường top khác lại tăng mạnh, điển hình là Canada (151%), Braxin (108%), Ấn Độ (40%). Thứ tự các thị trường dẫn đầu lần lượt: Mỹ (6,27 triệu USD), Ấn Độ (4,93 triệu USD), Braxin (1,71 triệu USD), Hàn Quốc (1,43 triệu USD)… Và đối với nhóm phụ phẩm, Ấn Độ chiếm trên 90% thị phần, với kim ngạch gần 2,1 triệu USD.
Nguồn: IPSARD