Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hạn hán làm cạn kiệt các kho dự trữ Robusta của Brazil
28 | 09 | 2016
Ngành cà phê robusta của Brazil đang phải cắt giảm lao động trong hoạt động vận chuyển, chế biến và dự trữ tại các nhà kho cà phê robusta trên cả nước. Các nhà kho này đã ngừng hoạt động trong gần 2 năm do hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử làm giảm sản lượng cà phê robusta của nước này.

Mặc dù giá cà phê Robusta đã tăng lên mức cao 132 – 134 USD/bao, các nhà sản xuất cho rằng vụ sản xuất năm 2017 vẫn không khả quan do họ đang phải chặt bỏ những cây cà phê bị chết do hạn hán. Ở mức giá hiện tại, giá trị sản xuất cà phê năm 2016 của Brazil đạt 1,2 tỷ USD.

Trong 12 tháng vừa qua, xuất khẩu cà phê robusta của Brazil giảm 90% so với 12 tháng trước đó, theo dữ liệu từ Cecafe.

Bất chấp sản xuất cà phê Arabica phục hồi mạnh nhờ mưa thuận lợi, sản lượng cà phê Robusta tại bang sản xuất chính là Espirito Santo vẫn giảm 40% xuống còn 5,95 triệu bao so với mức cao kỷ lục hồi năm 2014.

“Các nhà kho và các mắt xích trong chuỗi sản xuất cà phê Robusta đang phải cắt giảm nhân lực và chuyển một số lao động sang các khu vực sản xuất khác.”

Robusta chiếm hoảng 25% sản lượng cà phê của Brazil, nhưng lại là loại cà phê chính được tiêu dùng tại thị trường nội địa. Thị trường tiêu thụ Robusta của Brazil chỉ đứng sau Mỹ về quy mô.

Xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil chỉ rất nhỏ so với xuất khẩu cà phê Arabica. Tuy nhiên, do sản xuất cà phê Robusta tại Việt Nam – nước xuất khẩu số 1 thế giới, giảm trong năm 2015, xuất khẩu cà phê Robusta của Brazil trở thành nguồn cung quan trọng trên thế giới. Giá cà phê Robusta giao tháng 11 hiện ở mức cao nhất trong vòng 1,5 năm.

Hạn hán đang đẩy tất cả cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất cà phê vào tình trạng khủng hoảng, bao gồm các nhà vận chuyển, các nhà xuất khẩu và các nhà rang xay cà phê.

Brazil đang trong cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1930. Tuần trước, Bộ Lao động Brazil cho biết nền kinh tế đã sụt giảm năm thứ 2 liên tiếp, dẫn đến 33.953 việc làm bị mất trong tháng 8. Nền kinh tế Brazil được dự đoán giảm hơn 3% trong năm thứ 2 liên tiếp trong năm 2016, với 11 triệu lao động chính thức thất nghiệp.

Thiệt hại do hạn hán có vẻ đang ngày càng tồi tệ. Mặc dù Espirito Santo buộc các vườn cà phê phải được thủy lợi hóa từ đầu năm 2016, thủ phủ của bang là Vitoria đã bắt đầu hạn chế nguồn cung nước tại 58 khu vực lân cận hồi tuần trước lần đầu tiên trong lịch sử.

Hai con sông chính là Santa Maria và Jacu đang có mực nước thấp dưới mức bao động và 20 hạt trong bang đang trong tình trạng khủng hoảng nước.

Theo ông Octaciano Neto, thư ký nông nghiệp tại Espirito Santo, một số khu vực có lượng mưa chưa bằng một nửa so với thông thường. Các công ty đa quốc gia như Dreyfus, Olam và Volcafe đang trải qua đợt suy giảm mạnh nguồn cà phê cho các nhà kho so với những năm gần đây. Các nhà kho của Olam tại Nova Venecia đang vận hành ở công suất rất hỏ, trong khi hai nhà kho mà Volcafe thuê tại Colatina đang vận hành với mức 20% công suất. Một nhà giao dịch ước tính Louis Dreyfus Company chỉ đang nắm giữ 60.000 – 80.000 bao cà phê trong nhà kho có công suất 250.000 bao tại Nova Venecia.

Volcafe cho biết sẽ tiếp tục đầu tư và thuê nhà kho tại khu vực này bất chấp hạn hán gây thiệt hại nặng cho sản xuất cà phê. Một nhà quản lý của Olam tại Brazil cho biết nhà kho của họ tại Brazil đang vận hành ở 25% công suất.

Chủ tịch Vitoria Coffee Exchange là Jorge Luiz Nicchio cho biết ông dự đoán một số nhà kho sẽ sớm đóng cửa do triển vọng u ám của sản xuất cà phê năm 2017. Những người trồng cà phê Brazil đang chặt hạ nhiều cây cà phê do tin rằng các cây này sẽ không phục hồi được sau hạn hán. Các chuyên gia bày tỏ sự lo ngại cho sản xuất năm 2017 còn hơn cả năm 2016.

Theo Reuters



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường