Nghiên cứu chỉ ra rằng mở cửa thị trường gạo Philippines cho gạo nhập khẩu sẽ tăng gấp đôi mức nhập khẩu cơ sở từ 2,2 triệu tấn lên 4,4 triệu tấn trong những năm sau khi QR hết hiệu lực vào giữa năm 2017 do sản xuất nội địa vẫn sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu. Giá lúa được dự báo giảm 4,56 peso/kg, trong khi giá gạo được dự báo giảm 6,97 peso/kg.
“Thuế hóa nhập khẩu gạo vào năm 2017 là không thể tranh khỏi. Do phân tích của chúng tôi cho thấy giá gạo nội địa giảm mạnh nên cần có những biện pháp hỗ trợ thu nhập cho nông dân”, PIDS cho biết.
QR kéo dài sẽ bị dỡ bỏ từ tháng 6/2017 có nghĩa là để bảo vệ sinh kế của nông dân trồng lúa Philippines cũng đồng thời với việc phải thúc đẩy năng lực sản xuất của họ. Philippines đã được kéo dài thêm 2 năm việc áp dụng QR sau khi đàm phán với WTO.
Thông qua QR, Philippines áp thuế cao 35% cho gạo nhập khẩu trọng hạn ngạch 805.200 tấn, và thuế lên tới 40 – 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch. Để tăng cường nguồn cung gạo nội địa, NFA nhập khẩu tạo thông qua đấu thầu và can thiệp vào thị trường bằng cách bán gạo với giá rẻ hơn.
Philippines đã quyết định không đàm phán kéo dài thêm QR do chính phủ cuối cùng đã nhận ra nhu cầu tái phân bổ những nguồn lực quan trọng sử dụng vào sản xuất lúa gạo sang các ngành khác, nhằm phục hồi và đa dạng hóa ngành nông nghiệp.
Để hạn chế ảnh hưởng tức thì của dỡ bỏ QR lên thu nhập của nông dân, PIDS đề xuất thành lập một cơ quan có trách nhiệm triển khai thanh toán bồi thường ho nông dân, một chương trình hỗ trợ tiền mặt theo cơ chế hỗ trợ tiền mặt có điều kiện. Cơ chế này sẽ được thực hiện độc lập với cơ chế hỗ trợ sản xuất hiện tại được cung cấp bởi nhiều cơ quan chính phủ để cho phép có giai đoạn chuyển đổi sang môi trường thương mại mở cửa hơn.
Sử dụng cơ chế được gọi là Thúc đẩy ảnh hưởng phúc lợi toàn dân (Total Welfare Impact Stimulator – TWIST), PIDS cho rằng chính phủ có thể nỗ lực triển khai các hỗ trợ bù đắp cho nông dân trồng lúa với mức tối đa 19.000 peso/năm ở mức giá trong điều kiện bình thường trên thị trường thế giới và 17.000 peso/year trong trường hợp giá thị trường thế giới tăng 20%.
“Đánh giá cho thấy cơ chế hỗ trợ tiền mặt có thể triển khai ở mức chi phí khả thi, với mức thuế áp dụng là 35%”, theo PIDS. “Cần nhấn mạnh rằng triển khai cơ chế bù đắp thu nhập không thay thế các chương trình hiện tại mà là một biện pháp bổ sung được cấp vốn nhờ nguồn thuế nhập khẩu gạo thu được”.
Áp thuế 35% đối với gạo nhập khẩu sẽ giúp chính phủ thu về khoảng 17 – 18 tỷ peso hàng năm. “Do đó, thuế thu được từ gạo nhập khẩu để thanh toán cho cơ chế bù đăp thu nhập là một chiến lược vốn khả thi. Tiền dư từ doanh thu thuế có thể sử dụng cho các biện pháp thúc đẩy sản xuất khác cho nông dân trồng lúa”.
Cơ quan Phát triển và Kinh tế quốc gia (NEDA) cho rằng việc dỡ bỏ QR là một chiến lược chính nhằm giảm mức đói nghèo của Philippines xuống còn 13 – 15% đến cuối nhiệm kỳ của tổng thống Duterte vào năm 2022. Áp một mức thuế cạnh tranh lên gạo nhập khẩu nhằm giảm chi phí của lương thực thiết yếu này, vốn chiếm đến 20% ngân sách hỗ trợ cho người nghèo. Đồng thời, mở cửa ngành gạo sẽ cho phép ngành nông nghiệp chuyển đổi sản xuất sang các cây trồng giá trị cao hơn. Đây là một chiến lược được đồng thuận trong chính phủ của tổng thống Duterte về dỡ bỏ QR nhưng các nhà chức trách nông nghiệp của nước này vẫn kiên quyết bác bỏ.
Theo Philstar