Tôm nuôi từ Trung Quốc đã vào diện cảnh báo nhập khẩu trên cả nước do FDA ban hành trong khi tôm Ấn Độ vẫn chưa bị rơi vào tình trạng này. Báo cáo số lượng lô hàng nhập khẩu bị từ chối thông quan của FDA đã thay đổi trong vài tháng vừa qua do các thông tin mới chưa bao gồm tất cả các lô hàng bị từ chối trong tháng trước. Ví dụ, gần đây FDA công bố thông tin liên quan tơi s86 lô hàng thủy sản bị từ chối trong tháng 11 nhưng không có lô hàng nào trong số những lô hàng được báo cáo này xảy ra sau 22/11.
Hơn nữa, so sánh báo cáo ban đầu về số lô hàng thủy sản bị từ chối với thông tin hiện nay do FDA báo cáo cho thấy những báo cáo ban đầu của cơ quan này đã được điều chỉnh sau đó. Bảng sau so sánh thông tin về số lô hàng thủy sản bị từ chối thông quan được báo cáo ban đầu với số lô hàng hiện FDA công bố.
|
Số lô hàng thủy sản bị từ chối được báo cáo ban đầu |
Số lô hàng thủy sản bị từ chối được báo cáo hiện nay |
Chênh lệch |
Tháng 2/2016 |
131 |
191 |
+60 |
Tháng 3/2016 |
208 |
201 |
-7 |
Tháng 4/2016 |
171 |
165 |
-6 |
Tháng 5/2016 |
179 |
189 |
+10 |
Tháng 6/2016 |
124 |
158 |
+34 |
Tháng 7/2016 |
197 |
205 |
+8 |
Tháng 8/2016 |
148 |
187 |
+39 |
Tháng 9/2016 |
116 |
137 |
+21 |
Tháng 10/2016 |
142 |
166 |
+24 |
Tháng 11/2016 |
86 |
? |
? |
|
|
|
|
Các điều chỉnh rõ ràng trên các báo cáo của FDA dẫn tới việc Southern Shrimp Alliance tiến hành rà soát thông tin về số lô hàng bị từ chối thông quan trong những năm vừa qua. Rà soát cho thấy có một số lượng lớn các lô hàng bị từ chối do nhiễm kháng sinh bị cấm trong năm 2015 và năm 2016 không được báo cáo đầy đủ. Trong năm 2015, FDA đã từ chối 404 lô hàng tôm do kháng sinh cấm, với 312 lô hàng bị từ chối (77,2%) liên quan đến những chuyến hàng của Malaysia.
Năm 2016, FDA đã từ chối 128 lô hàng tôm do nhiễm kháng sinh cấm – mức cao thứ 3 kể từ năm 2002.
Tôm Ấn Độ chiếm phần lớn số lô hàng tôm bị từ chối do nhiễm kháng sinh cấm trong năm 2016, chiếm 74,2% tổng số lô hàng. Tổng cộng có 95 lô hàng tôm từ Ấn Độ bị từ chối trong năm 2016.
Số lô hàng tôm Ấn Độ bị từ chối do kháng sinh cấm trong năm 2016 chưa từng có tiền lệ và đã bằng với số lô hàng tôm bị từ chối cao nhất của Trung Quốc từng được ghi nhận trong 1 năm.
Báo cáo của FDA không bao gồm giải thích lý do cho sự gia tăng mạnh số lô hàng tôm Ấn Độ bị từ chối trong năm 2016 hoặc rà soát các cảnh báo nhập khẩu của FDA cũng không có bất cứ cảnh báo đặc biệt nào liên quan đến kháng sinh cấm trong tôm Ấn Độ.
Hiện không có nhà xuất khẩu Ấn Độ nào bị đưa vào danh sách cảnh báo 16-124 (Giữ hàng không cần kiểm tra mẫu thủy sản do có chứa thuốc không được phê duyệt) hoặc cảnh báo nhập khẩu 16 – 127 (Giữ hàng không cần kiểm tra mẫu giáp xác do Chloramphenicol). Và hiện chỉ có 6 nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16 – 129 (Giữ hàng không cần kiểm tra các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans), bao gồm: Five Star Marine Exports Private Limited; Mangala Sea Products; RDR Exports; RVR Marine Products Ltd.; và Sharat Industries. Jagadeesh Marine Exports, một công ty có tới 68/95 lô hàng tôm Ấn Độ bị từ chối trong năm 2016, phần lớn tập trung trong tháng 9, hiện không có trong bất cứ danh sách cảnh báo nhập khẩu nào liên quan đến kháng sinh cấm.
Tuy nhiên, báo cáo của FDA chỉ ra rằng Ấn Độ cho tới nay là nguồn tôm bị nhiễm kháng sinh cấm nhiều nhất trên thị trường Mỹ. Báo cáo của FDA cũng chỉ ra rằng thực trạng này chưa từng có tiền lệ.
Theo Shrimp Alliance