Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo cà phê Việt Nam tháng 12/2016 của USDA
15 | 12 | 2016
Sản xuất USDA điều chỉnh giảm dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2015/16 của Việt Nam từ khoảng 29,3 triệu bao xuống còn 28,9 triệu bao, chủ yếu do sản lượng cà phê Robusta giảm.

Sản xuất

USDA điều chỉnh giảm dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2015/16 của Việt Nam từ khoảng 29,3 triệu bao xuống còn 28,9 triệu bao, chủ yếu do sản lượng cà phê Robusta giảm.

Đồng thời, USDA cũng hạ dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2016/17 từ 27,3 triệu bao xuống còn 26,6 triệu bao, giảm khoảng 8% so với niên vụ 2015/16 do El Nino gây thời tiết khô và mưa muộn vào cuối năm 2016. El Nino đã làm giảm 7% sản lượng, trong khi mưa muộn đóng góp 1% trong nguyên nhân giảm sản lượng. Năng suất cà phê được dự báo giảm từ 2,45 tấn/ha xuống còn 2,41 tấn/ha.

Sản xuất cà phê theo từng niên vụ (từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau)

  Niên vụ 2014/15 Ước tính niên vụ 2015/16 Dự báo niên vụ 2016/17
Mới Mới
Năm thương mại bắt đầu từ 10/2014 10/2015 10/2015 10/2016 10/2016
Sản xuất (000 bao) 27.400 29.300 28.930 27.276 26.616
Năng suất trung bình (tấn/ha) 2,51 2,66 2,65 2,45 2,41

Tại Tây Nguyên, khu vực sản xuất cà phê chính của Việt Nam, mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 – 10. Tuy nhiên, mưa rải rác từ tháng 3 – 5 rất quan trọng cho sản xuất cà phê. El Nino là một hiện tượng tự nhiên gây ra thời tiết khô và nóng, làm giảm lượng mưa hàng năm. Mưa đã quay trở lại mức bình thường sau khi El Nino kết thúc. Tuy nhiên, mưa không thể giúp cây cà phê phục hồi nhanh chóng hơn Mưa bắt đầu từ tháng 5/2016 tại Tây Nguyên và lượng mưa vào tháng 5 – 6 ở mức trung bình. Tuy nhiên, lượng mưa tháng 7 là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Năm 2016, tổng lượng mưa trong 8 tháng đầu năm chỉ bằng 81% trong trung bình 15 năm.

Đợt El Nino vừa qua ảnh hưởng nghiêm trọng lên sản xuất cà phê tại Việt Nam – một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất là Tây Nguyên. Các hình thái thời tiết cực đoan khiến hàng loạt vườn cà phê bị thiếu nước nặng nề, khiến nhiều cây bị yếu đi và ra ít trái hơn.

Tại các khu vực nhỏ, sản xuất cà phê Arabica tại tỉnh Lâm Đồng, thời tiết nóng có tác động tiêu cực lên sản xuất do dịch bệnh và vật hại tăng lên. Nông dân đã thay tế các cây cà phê Arabica bằng các giống Robusta mới. Sản lượng Arabica niên vụ 2016/17 được điều chỉnh giảm từ 1,1 triệu bao xuống còn 1,045 triệu bao.

Mặc dù tại các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum có một số diện tích cà phê trồng mới nhưng tổng diện tích cà phê niên vụ 2016/17 không thay đổi nhiều. Tại Lâm Đồng, nông dân đang tái canh các cây già cỗi bằng cách ghép cành giống cũ với và dòng mới. Các dòng mới được chọn lựa tự nhiên tại các vườn cà phê trong tỉnh, chủ yếu là từ các huyện Bảo Lộc và Bảo Lâm.

Hiện Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới. Nông dân đang thu lợi lớn từ trồng hạt tiêu đen, đồng thời thu hút nhiều nông dân chuyển một diện tích lớn đất sản xuất sang trồng hồ tiêu. Sự mở rộng này cũng đặt ra rủi ro đối với sản xuất cà phê tại Tây Nguyên.

Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh (ha)

Tỉnh 2014/15 2015/16 2016/17f
Đăk Lăk 209,760 209,000 190,000
Lâm Đồng 151,565 154,000 162,000
Đăk Nông 131,895 126,000 135,000
Gia Lai 83,168 80,000 82,500
Đồng Nai 20,800 21,000 21,000
Bình Phước 15,646 16,000 16,000
Kon Tum 12,390 14,000 13,500
Sơn La 10,650 12,000 12,000
Bà Rịa Vũng Tàu 15,000 15,000 15,000
Quảng Trị 5,050 5,050 5,000
Điện Biên 3,385 4,500 4,500
Khác 5,700 5,700 5,700
Tổng 665,009 662,250 662,200

Tiêu dùng

USDA điều chỉnh tăng dự báo tiêu dùng cà phê rang xay nội địa của Việt Nam từ 2,25 triệu bao lên 2,28 triệu bao trong niên vụ 2015/16, chủ yếu do số lượng các cửa hàng và quán cà phê tiếp tục tăng. Những người uống cà phê Việt Nam ưa thích cà phê rang xay bởi vị mạnh và thuần chất. Thị trường cà phê nội địa cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện của những thương hiệu mạnh nước ngoài như Dunkin Donuts, Coffee Beans and Tea Leaves, Gloria Jeans, My Life Coffee, McCafe, và một số chuỗi cửa hàng cà phê Hàn quốc như Coffee Bene, The Coffee House, and The Urban Station. Ngoài ra, khái niệm cà phê mang đi cũng đang bùng nổ tại các thành phố lớn. Thậm chí những người bán cà phê dạo bán cà phê ngay trên đường từ những chiếc xe máy của họ – sẵn sàng đi đến vài địa điểm trong thành phố để phục vụ những tín đồ cà phê.

Xuất khẩu

USDA điều chỉnh tăng ước tính xuất khẩu cà phê Việt Nam (bao gồm cà phê nhân xô, cà phê rang xay và cà phê hòa tan) từ 28,05 triệu bao lên 29,5 triệu bao, chủ yếu do tăng xuất khẩu cà phê nhân xô. Tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê niên vụ 2016/17 được dự báo ở mức khoảng 25,1 triệu bao, tương đương 1,5 triệu tấn.

Theo dữ liệu thương mại, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 26,95 triệu bao cà phê nhân xô trong niên vụ 2015/16, tăng khoảng 36,19% so với niên vụ 2014/15, do nguồn cung cà phê Robusta toàn cầu sụt giảm. Xuất khẩu cà phê nhân xô niên vụ 2016/17 được dự đoán ở mức 22,55 triệu bao, tương đương 1,35 triệu tấn, do sản lượng cà phê giảm.

Lượng xuất khẩu cà phê niên vụ 2015/16 bao gồm cả 1,75 triệu bao tại các kho ngoại quan. Đối với niên vụ 2016/17, USDA dự báo xuất khẩu cà phê nhân xô đạt 22,55 triệu bao, tức giảm 16,33% so với mức 26,95 triệu bao trong niên vụ 2015/16 do dự trữ đầu kỷ thấp và sản lượng được dự báo giảm.

USDA Post tiếp tục dự báo xuất khẩu cà phê rang xay niên vụ 2015/16 ở mức 550.000 bao. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê hòa tan được điều chỉnh tăng từ 1,5 triệu bao tương đương cà phê nhân xô lên 2 triệu bao. USDA Post dự báo lượng xuất khẩu cà phê hòa tan niên vụ 2016/17 tương đương với niên vụ 2015/16.

10 thị trường xuất khẩu cà phê nhân xô lớn nhất của Việt Nam niên vụ 2014/15 và 2015/16 (000 bao loại 60kg)

Thị trường 2014/15 2015/16
Đức 2.093 3.412
Mỹ 1.820 3.267
Tây Ban Nha 1.736 1.834
Ý 1.455 1.897
Nhật Bản 975 1.406
Bỉ 854 872
Algeria 773 960
Nga 741 983
Philippines 544 477
Trung Quốc 417 407
Khác 8.849 11.438
Tổng 20.333 26953

Nhập khẩu

Việt Nam tiếp tục nhập khẩu một lượng nhỏ cà phê nhân xô cũng như cà phê rang xay và hòa tan từ Lào, Indonesia, Brazil và Mỹ. Nhập khẩu cà phê rang xay của Việt Nam từ Mỹ tăng trong vài năm qua, chủ yếu do sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ cà phê. Các nhãn hiệu cà phê từ Mỹ như Starbucks, McCafé, and Dunkin Donuts, và một số cửa hàng cà phê Hàn Quốc của PJ’s Coffee đã mở rộng hệ thống cửa hàng tại các thành phố lớn của Việt Nam.

Trong niên vụ 2015/16, tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 630.000 bao, trong đó có khoảng 160.000 bao cà phê hòa tan, 20.000 bao cà phê rang xay và 450.000 bao cà phê nhân xô. USDA Post ước tính nhâp khẩu cà phê niên vụ 2016/17 đạt 640.000 bao.

Trong niên vụ 2015/16, giá xuất khẩu cà phê nhân rô Robusta FOB Hồ Chí Minh nói chung giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua trong quý 1/2016. Sau đó, giá bắt đầu tăng từ tháng 3/2016 tới tháng 9/2016 do thời tiết bất lợi gây tác động tiêu cực tới sản xuất cà phê tại cả Việt Nam và Brazil.

Giá cà phê Robusta chưa phân loại trên thị trường nội địa trong niên vụ 2015/16 đã giảm xuống mức thấp nhất, khoảng 32.000 VNĐ/kg tại Lâm đồng vào tháng 1/2016, so với mức 39.600 VNĐ/kg tại Lâm Đồng trong cùng kỳ năm 2015. Giá cà phê chạm đáy trong tháng 2 – 3/2016, và bật tăng ổn định trở lại từ tháng 4 – 9. Diễn biến giá này ngược với niên vụ 2014/15 – khi giá cà phê giảm đều từ đầu năm tới cuối năm.

USDA Post ước tính dự trữ cuối kỳ niên vụ 2015/16 ở mức khoảng 3,8 triệu bao, thấp hơn dự trữ cuối kỳ niên vụ 2014/15 tới 40,37% do lượng xuất khẩu tăng cao. USDA Post dự báo dự trữ cuối kỳ niên vụ 2016/17 ở mức khoảng 3,09 triệu bao, thấp hơn niên vụ 2015/16, chủ yếu do sản lượng nội địa giảm.

Theo FAS USDA



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường