Giá cà phê Arabica tương lai giao tháng 3 tại thị trường New York giảm 1,5% trong phiên giao dịch ngày 6/12, trước khi phục hồi trở lại vào cuối phiên sáng. Giá hợp đồng này đã giảm hơn 20% kể từ mức giá cao đỉnh điểm 1 tháng trước, và đáp ứng một phần tiêu chí về khuynh hướng giá giảm. Tuy nhiên, quá trình này thường cần kéo dài 2 tháng để kết luận đó là khuynh hướng giảm dài hạn hoặc chỉ là một đợt điều chỉnh.
Đồng Real giảm giá so với đồng USD sau cuộc bầu cửa đưa ông Donald Trump trở thành tổng thống mới đắc cử của Mỹ. Các chính sách của ông Trum có thể sẽ châm ngòi cho việc tăng lãi suất tại Mỹ, dẫn tới các dòng vốn rút ra khỏi các thị trường nha Brazil. Các chính sách thương mại gây quan ngại của ông Trump khiến tình hình thêm tồi tệ.
Khuynh hướng giảm giá cũng được củng cố bởi thông tin do Fedecafe cho thấy sản lượng cà phê Colombia tháng 11 đạt 1,65 triệu bao – tăng mạnh 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo này, xuất khẩu từ Colombia cũng tăng 14,6% lên 1,25 triệu bao, thương mại tăng mạnh trở lại sau khi cuộc đình công của lái xe tải chấm dứt. “Sản lượng cà phê thu hoạch vụ mới của Colombia cải thiện và sản lượng cà phê niên vụ 2016/17 được dự đoán vượt 14,5 triệu bao”, theo I&M Smith cho biết. “Kim ngạch xuất khẩu được dự đoán vượt 12,5 triệu bao”.
Theo nhà phân tích Carlos Mera tại Rabobank, thời tiết lý tưởng lại Colombia và Trung Mỹ có thể đây sản lượng cà phê tăng mạnh. Đồng thời, thời tiết tại Brazil cũng tốt, đối ngược với lo ngại trước đó rằng thời tiết khô nóng sẽ gây thiệt hại cho sản xuất năm 2017, dẫn tới giá cà phê Arabica tương lai tăng mạnh lên mức cao nhất trong 2 năm, đạt 179,55 cents/pound hồi tháng trước đối với cà phê giao tháng 3 trên thị trường New York.
Sự kết hợp của các yếu tố: kỳ vọng sản xuất tăng và đồng Real yếu đi làm các quỹ tăng bán ra trong tuần đầu tháng 11, đẩy giá giảm.
Tuy nhiên, Commerzbank cho rằng có khả năng các quỹ sẽ tăng mua Arabica trở lại, xét đến sản lượng năm 2017 của Brazil được dự đoán giảm theo chu kỳ sản xuất 1 năm tăng – 1 năm giảm của nước này. Olam cũng đưa ra dự đoán tiêu cực về sản xuất cà phê tại Brazil có thể giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm trong năm 2017.
Hoạt động bán ra cà phê Arabica của các quỹ không diễn ra trên các thị trường tương lai Robusta do yếu tố cơ bản trên thị trường này. Thời tiết khô nóng tác động tiêu cực lên sản xuất cà phê Arabica tại các nước sản xuất lớn bao gồm Việt Nam, Brazil và Indonesia. USDA dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2016/17 của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm và dự báo xuất khẩu cà phê sẽ giảm hơn 4 triệu tấn.
Theo Agrimoney