Trong 10 năm qua, sản xuất thủy sản của Brazil đã tăng từ 257.000 tấn lên 574.000 tấn, theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Thủy sản và nghề cá Embrapa. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản Brazil đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức tài chính lớn, như Rabobank, tổ chức tài chính lớn nhất toàn cầu về ngành nông nghiệp. Rabobank và Ngân hàng quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội Brazil (BNDES) cho rằng Brazil sẽ là một nguồn thủy sản lớn trên thế giới, ở mức độ tương đương với các nước như Chile, Việt Nam và Na Uy. Hiện Brazil đứng thứ 14 về sản xuất thủy sản trên thế giới, theo dữ liệu của FAO.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự gia nhập ngành của nhiều công ty tư nhân lớn vào chuỗi cung ứng thủy sản của Brazil. Các công ty tư nhân đã đầu tư 48 triệu USD vào một tổ hợp khép kín, bao gồm nhà máy TACN, trung tâm nuôi ấp và một nhà máy chế biến cá rô phi tại Selviria in Mato Grosso do Sul.
Nghiên cứu cũng chỉ ra thương vụ hợp nhất giữa hai công ty chế biến thủy sản lớn của Brazil gần đây là Geneseas và DellMare. Công ty mới ra mắt vào tháng trước, được kết nối với một quỹ đầu tư chuyên về ngành nông nghiệp.
Ngoài đầu tư của khu vực tư nhân, hàng loạt tổ chức của các nhà sản xuất cũng được thành lập, bao gồm các HTX, các hiệp hội và các mô hfinh sản xuất đa dạng cũng giúp phát triển sản xuất ngành thủy sản tại Brazil.
Năm 2015, sản xuất thủy sản nước ngọt là ngành thủy sản nuôi chính tại Brazil, chiếm 84% tổng sản lượng thủy sản. Khai thác thủy sản biển chỉ chiếm 16%, với tôm chiếm 12%, hàu, sò điệp và các loại trai chiếm 4% còn lại. Cá rô phi chiếm tỷ trọng lớn trong nuôi trồng thủy sản của Brazil.
Theo FIS