Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành thịt ngày 27/12
27 | 12 | 2016
CPF thúc đẩy kinh doanh thực phẩm sau khi thâu tóm Bellisio. Thịt nhập khẩu sẽ ngày càng vững vị thế tại thị trường Việt Nam. Protein côn trùng được cho phép trong thức ăn thủy sản châu Âu từ tháng 7/2017

CPF thúc đẩy kinh doanh thực phẩm sau khi thâu tóm Bellisio

Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan cho biết đã hoàn tất thâu tóm Bellisio Parent LLC, một nhà sản xuất thực phẩm đông lạnh Mỹ, với giá 1,075 tỷ USD. Theo ông Adirek Sripratak, CEO của CPF, hoạt động kinh doanh của Bellisio sẽ tiếp tục tăng trưởng và mở rộng các dây chuyền sản xuất, sản xuất thực phẩm Thái Lan và châu Á dưới nhãn hiệu CP, phục hồi người tiêu dùng Mỹ và châu Á tại thịt rường Mỹ. Ông Adirek cho biết với dây chuyền sản xuất hiệu quả và nguyên liệu rẻ, CPF cũng kỳ vọng sẽ tăng xuất khẩu sang các nước châu Á từ Bellisio. CPF kỳ vọng kinh doanh thực phẩm sẽ đóng góp 17% tổng doanh thu năm 2017, tổng doanh thu kỳ vọng đạt 12,52 tỷ USD trong năm 2016 và 13,91 tỷ USD trong năm 2017.

Thịt nhập khẩu sẽ ngày càng vững vị thế tại thị trường Việt Nam

Thịt nhập khẩu được dự đoán sẽ phổ biến tại thị trường Việt Nam, đặt ra thách thức cho kinh doanh và các sản phẩm nội địa. Ngành chăn nuôi Việt Nam được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, khi các rào cản thương mại được dỡ bỏ sau khi các thỏa thuận thương mại tự do có hiệu lực. Cùng với thịt bò Úc, thịt từ châu Âu, Nhật Bản và Indonesia được cho là sẽ ngày càng trở nên phổ biến nhờ chất lượng và giá cả phải chăng. Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng giá thịt nội địa ngày càng đắt do nguồn lực hạn chế về TACN và công nghệ. “Ngành gia cầm Việt Nam chịu tác động nặng nề bởi thịt gà nhập khẩu giá rẻ. Ngành thịt bò và thịt lợn cũng gánh chịu thách thức tương tự”.

Protein côn trùng được cho phép trong thức ăn thủy sản châu Âu từ tháng 7/2017

Protein côn trung có thể được sử dụng trong thức ăn thủy sản tại châu Âu từ tháng 7/2017. Thông báo này được đưa ra sau khi các thành viên EU phê chuẩn một đề xuất từ Hội đồng châu Âu và cho phép sử dụng rộng rãi hơn protein côn trùng trong thức ăn thủy sản. Theo ông Jason Drew, đồng sáng lập AgriProtein tại Nam Phi, đây là một bước tiến lớn cho môi trường và an ninh lương thực toàn cầu. Thay thế protein cá bằng protein côn trùng giúp chúng ta hạn chế khai thác tài nguyên biển cho tiêu dùng của con người. Tuy nhiên, sử dụng protein côn trung vẫn chưa được đưa ra ở các ngành chăn nuôi khác như gia cầm và lợn.

Theo Asian Agribiz



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường