Giá cà phê tại Đắk Lắk, tỉnh trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam nới rộng thành 45.200 - 46.600 đồng/kg từ mức 46.000 - 46.500 đồng một tuần trước, rất ít giao dịch được thực hiện do nguồn cung ít.
Mức trừ lùi đối với robusta của Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ cũng nới rộng thành 40 - 100 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn ICE, từ mức trừ lùi 50 - 70 USD/tấn một tuần trước.
Nhà phân tích độc lập Nguyên Quang Bình cho biết “hiện tại, nông dân giữ cà phê do không còn lại nhiều trong kho và họ vẫn dự kiến giá tăng... Các nhà rang xay nước ngoài cũng từ chối đưa ra giá xuất khẩu”.
Giá cà phê robusta kỳ hạn giảm trong hôm 22/2, với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm 1,28% xuống 2,161 USD/tấn, do Tổng thống Brazil Michel Temer đã đưa ra lệnh đình chỉ cấp phép nhập khẩu cà phê robusta.
Brazil có thể cho phép nhập khẩu 1 triệu bao cà phê loại 60 kg/bao từ Việt Nam, nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới thường được sử dụng trong cà phê hòa tan, ở mức thuế 2%, lần đầu tiên theo một nghị định đưa ra trong tuần này, nhưng kế hoạch này đã bị dừng lại.
Một thương nhân trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “thị trường Việt Nam thực sự không phản ứng với biến động của Brazil; mọi người không thực sự quan tâm do tin nức dường như là khá thường xuyên, mặc dù thị trường London bị ảnh hưởng chút ít, nhưng chủ yếu bởi các nhà đầu cơ”.
Tại Indonesia, một đối thủ chính của Việt Nam, giá hầu như không đổi, với robusta loại 4, 80% hạt đen và vỡ được chào ở mức cộng 3 - 20 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5, một tuần trước mức cộng là 5 - 20 USD/tấn.
Một thương nhân ở Lampung cho biết “giao dịch cà phê vẫn trầm lắng và nó sẽ có thể như vậy cho đến tháng 4 hay tháng 5 gần tới vụ thu hoạch trong tháng 6”.