Để trả lời câu hỏi này, IFFO – Tổ chức các nguyên liệu biển – và Cộng đồng Thủy sản Quốc gia Peru (SNP) đã đưa ra một bảng thông tin bao quát các vấn đề chính liên quan đến chủ đề phức tạp này, giúp cộng đồng hiểu được những lý do vì sao thị trường vận hành như hiện nay.
Bảng thông tin này xem xét lịch sử sử dụng thủy sản của Peru, các sáng kiến trong quá khứ và các dự án mới để tăng tiêu dùng trực tiếp làm thực phẩm cho người. Bảng thông tin này kết luận rằng sau hàng triệu USD mà cả chính phủ và khu vực tư nhân bỏ qua, tiêu dùng cá cơm trực tiếp làm thực phẩm ở người vẫn ở mức rất thấp do thiếu sự quan tâm của người tiêu dùng; nhưng sử dụng cá cơm trong TACN mang lại nguồn sản xuất protein toàn cầu và là một cách cực kỳ hiệu quả để đóng góp cho an ninh lương thực toàn cầu.
Bảng thông tin nhấn mạnh các điểm chính sau đây, giải thích vì sao tiêu dùng cá cơm trực tiếp ở người thấp:
-
Ngành thủy sản Peru có các loại thủy sản khác hấp dẫn hơn, như cá thu, cá thu vằn và cá ngừ, lại ở mức giá hợp túi tiền, ngon hơn và chế biến được thành nhiều món hơn, từ góc độ ẩm thực. Các hộ gia đình Peru ưa chuộng các loại thủy sản này hơn cá cơm.
-
Cá cơm có thịt dễ vỡ, nên giảm chất lượng rất nhanh, hạn chế dự trữ bảo quản và vận chuyền sang thị trường thực phẩm.
-
Cả ngành thủy sản và chính phủ Peru đã đầu tư nhiều triệu USD từ thập niên 60 đến nay để tăng tiêu dung cá cơm trực tiếp ở người, nhưng các dự án có tác động rất hạn chế, bất chấp tiền bạc và nỗ lực bỏ ra.
-
Hương vi mạnh, đặc trưng khiến cá cơm không phải là đồ ăn ngon miệng, nên bất chấp hoạt động xúc tiến tiêu dùng, mọi người có khuynh hướng ăn ít cá cơm. Theo các nhà nhân chủng học, thay đổi thói quen ăn uống của người ta còn khó hơn thay đổi tôn giáo của họ.
-
Sử dụng bột các và dầu cá một cách chiến lược trong công thức thưc ăn chăn nuôi và thủy sản mang lại sản lượng cao và được chấp nhận rộng rãi; và đây là cách tiêu dùng cá và các protein động vật theo cách hiệu quả hơn. Các sản phẩm này thực tế có một thị trường tiêu dùng trực tiếp rất lớn.
-
Sản lượng bột cá và dầu cá từ cá cơm Peru tương đương với yêu cầu thức ăn cho 50% sản lượng cá nuôi toàn cầu, nên cách sử dụng này có tác động rất tích cực lên an ninh lương thực thế giới.
Bất chấp các nguyên nhân kể trên, chính phủ và khu vực tư nhân tiếp tục đầu tư vào các dự án và sản phẩm mới. Tháng 4/2017, chính phủ Peru đã triển khai dự án sáng tạo trị giá 120 triệu USD trong ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, với các nguồn tài chính từ World Bank và ngân sách chính phủ. Dự án này sẽ cấp vốn cho các sáng kiến liên quan tới tăng tiêu dùng trực tiếp cá cơm làm thực phẩm cho người. Thương hiệu mới “Super Foods Peru” ra mắt tại Hội chợ Thủy sản Brussels 2017 do chính phủ Peru phát triển để xúc tiến xuất khẩu các loại cá nhiều dầu như cá cơm, cá thu và cá thu sọc vằn.
Bên cạnh các sáng kiến này, nguồn amino acids của cá cơm đang được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau, như sữa, nước cam, và dầu ăn. Để thúc đẩy hơn nữa thị trường này, SNP đã phát triển một chương trình tìm ra các giải pháp kỹ thuật để phát triển các sản phẩm mới, qua đó bổ sung các acid béo và vi dưỡng chất trong cá cơm vào các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng đại chúng.
Theo IFFO/SNP (gappingworld.com)