Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Những cánh đồng lúa Việt Nam canh tác lúa Nhật và câu chuyện ẩm thực
07 | 02 | 2018
Nông dân trồng lúa Nhật Bản đang liên doanh trên khắp châu Á để trồng giống lúa Nhật trên các cánh đồng bản địa. Với cú hích là mức tăng nhanh số lượng nhà hàng Nhật Bản trên khắp châu Á, nông dân Nhật Bản đang hợp tác với nông dân châu Á để ứng dụng tri thức, hy vọng sẽ tận dụng sức mạnh thương hiệu mạnh mà gạo Japonica đang có trên thị trường. Khuynh hướng này cũng đang thu hút người dân địa phương thử thưởng thức gạo Nhật mà không phải trả cái giá cao ngất ngưởng của gạo nhập khẩu, mà một số người tiêu dùng Trung Quốc giàu có đang tận hưởng.

Vào giữa tháng 11 vừa qua, Ofukuro Tei, một nhà hàng tại Hà Nội, bắt đầu bán gạo được trồng tại Việt Nam, nhưng được phát triển bởi nhà sản xuất gạo Nhật Bản Ajichi Farm. Ba loại gạo — Akisakari, Koshihikari và Hanaechizen – được bán với giá 4,41 USD cho mỗi gói 2kg, chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu của các loại gạo này.

Ajichi Farm, đến từ tỉnh Fukui, bắt đầu trồng thử nghiệm trong mùa xuân năm ngoái, đã thành lập Inakaya, một liên doanh với tập đoàn nông nghiệp Việt Nam vào mùa thu. Công ty bắt đầu trồng lúa này tại Nam Định, cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông Nam.

Do nhiệt độ cao hơn tại Nhật Bản, công ty quyết định trồng lúa hai vụ vào tháng 2 – 6 và tháng 7 – 11. Cuối cùng, giống lúa phù hợp được lựa chọn là Koshihikari. Inakaya sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng của đối tác Việt Nam để sấy và đánh bóng gạo.

Takenori Ito, CEO của Ajichi Farm, đến thăm Việt Nam gần như hàng tháng để đảm bảo việc quản lý đất nghiêm ngặt và các công nghệ canh tác khác được triển khai. Công ty cũng có các quản lý người Việt đến thăm các cánh đồng lúa tại Fukui.

Ajichi Farm đối diện với hàng loạt vấn đề, nhưng lúa không phát triển bình thường do sự khác biệt về thời tiết giữa Nhật Bản và Việt Nam. Theo Ito, đây không phải là vấn đề không vượt qua được và ông nhấn mạnh: “Nông dân địa phương biết cách trồng lúa nên chúng tôi có thể giúp họ trồng giống lúa Nhật”.

Bắt đầu từ mùa hè năm 2017, Ajichi Farm đã tăng diện tích trồng lúa tại Việt Nam từ 1,5ha lên 10ha và bắt đầu bán sản phẩm ra thị trường. “Chúng tôi muốn chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, sử dụng thương hiệu gạo Nhật”, ông Ito phát biểu. Công ty đặt mục tiêu sản xuất 10.000 tấn gạo và doanh thu đạt 2 tỷ Yên hàng năm.

Sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với thực phẩm Nhật đã thúc đẩy nhiều tập đoàn nông nghiệp và công ty chế biến thực phẩm của Nhật Bản tiến tới sản xuất gạo Nhật tại các nước châu Á khác. Năm 2017, có khoảng 69.300 nhà hàng Nhật Bản trên toàn châu Á, tăng 50% so với năm 2015, theo dữ liệu từ Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật Bản. “Gạo của Ajichi Farm rẻ hơn và chất lượng tốt hơn gạo nhập khẩu từ Nhật Bản”, theo Keiichi Miyata, chủ tịch nhà hàng Nhật Bản Ofukuro Tei. “Chúng tôi sẽ phục vụ loại gạo này trong nhà hàng nếu có thể mua với khối lượng lớn”.

Sản xuất lúa gạo tại Nhật Bản cũng đang nỗ lực xuất khẩu với sự hỗ trợ từ chính phủ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nơi có chi phí vận chuyển và thuế phí hải quan cao, gạo nhập khẩu từ Nhật Bản có giá đắt gấp 4 – 5 lần gạo nội địa. Ngoài ra, vấn đề kiểm dịch càng khiến hoạt động xuất khẩu gạo tới các nước trở nên khó khăn. “Nguồn cung gạo Nhật không đủ để phục vụ nhu cầu bùng nổ của các nhà hàng Nhật Bản trên toàn cầu”, theo Shoichi Ito, giáo sư tại đại học Kyushu cho hay. “Sản xuất lúa gạo ở nước ngoài đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nông dân Nhật Bản”, ông nhấn mạnh thêm rằng hiện không đủ thông tin cho nông dân tạo nên bước nhảy vọt.

Trong một khu tổ hợp công nghiệp gần Manila, Philippines, một loại gạo hàm lượng protein thấp tên là Echigo đang được sản xuất cho những người mang bệnh thận. Loại gạo này có hàm lượng protein thấp hơn 10% so với gạo thông thường. Nhà sản xuất là Biotech Japan của tỉnh Niigata, có CEO là Kiyosada Egawa đã chuyển tới Philippines để giám sát dự án. “Ngày càng nhiều người bị bệnh thận tại châu Á, những người được yêu cần hạn chế hấp thụ protein. Do đó, thị trường cho sản phẩm của chúng tôi đang mở rộng với tốc độ nhanh”. Công ty có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm sang Thái Lan và các nước khác. “Nhu cầu tại Đông Nam Á rất lớn bởi đây là khu vực có dịch vụ y tế khác xa với Nhật Bản, đồng thời không có nguồn cung gạo hàm lượng protein thấp”, ông Egawa cho biết.

Những nước châu Á khác hiện tiêu thụ nhiều gạo hơn người Nhật. Bắt đầu từ năm 2018, nhà bán buôn gạo từ Yamagata Ask và những nhà bán buôn khác sẽ ký hợp đồng với nông dân Ấn Độ để sản xuất gạo, đánh cực vào dự báo rằng nhu cầu sẽ tăng lên do chế độ ăn đa dạng hơn khi tiêu chuẩn sống của người châu Á cải thiện.

Yamazaki Rice tại tỉnh Saitama, gần Tokyo, đang lên kế hoạch hợp tác với một tập đoàn nông nghiệp tại Trung Quốc để bắt đầu sản xuất trên diện rộng tại Trung Quốc vào đầu năm 2018. “Các nước châu Á khác có tiềm năng lớn hơn trong kinh doanh gạo và bánh mì từ bột gạo hơn tại Nhật Bản – nơi tiêu dùng gạo đã đình trệ nhiều năm”, ông Ito nhận định.

Forica Foods từ Niigata có kế hoạch hợp tác với một công ty địa phương tại Thái Lan trong tháng 4/2018 để bắt đầu sản xuất gạo có hàm lượng protein thấp. Nếu công ty thành công trong liên doanh đầu tư nước ngài thì cũng có thể thành công tại Nhật Bản.

Tháng 8/2017, Alpha Food đến từ tỉnh Shimane, bắt đầu nghiên cứu thị trường tại Ấn Độ để phát hiện khả năng thâm nhập vào thị trường này với các sản phẩm lấy cảm hứng từ món cơm rang Biryani. Các sản phẩm gạo mới được sản xuất bằng công nghệ khử nước alpha. Dự án được hỗ trợ bởi Japan International Cooperation Agency (JICA).

Trong khi đó, Kazuhito Yamashita, giám đốc nghiên cứu tại Canon Institute for Global Studies, cảnh báo những khó khăn trong sản xuất gạo tại nước ngoài. “Gạo Nhật có vị ngon bởi sự khác biệt lớn về nhiệt độ giữa các mùa. Nếu gạo Nhật được trồng trong môi trường khác, chất lượng có thể rất tệ, kết quả là gây hại cho chính thương hiệu gạo Nhật”.

Theo Nikkei Asian Review (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường