Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
EU rà soát nỗ lực chống khai thác thủy sản trái phép của Việt Nam trong tháng 5/2018
28 | 03 | 2018
EU sẽ cử một nhóm công tác tới Việt Nam trong tháng 5/2018 để đánh giá các nỗ lực của Việt Nam trong chống lại khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không được quy định (IUU).

Đợt rà soát này diễn ra 6 tháng sau khi Ủy ban châu Âu ra quyết định áp thẻ vàng cho Việt Nam, cáo buộc Việt Nam không triển khai đầy đủ các biện pháp để giải quyết vấn đề khai thác trái phép. EU sẽ sử dụng các kết quả trong đợt rà soát sắp tới để quyết định bước theo xem liệu có ban hành thẻ đỏ, cấm hoàn toàn nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, duy trì thẻ vàng, hay đưa Việt Nam trở lại quan hệ thương mại bình thường, theo phỏng vấn của Bộ trưởng Bộ NNPTNT với báo giới.

Ông Cường vừa kết thúc chuyến thăm 4 ngày tới EU vào hôm 24/3. Trong chuyến thăm, ông kêu gọi EU dỡ bỏ thẻ vàng bởi Việt Nam đã nỗ lực nhiều trong giải quyết khai thác trái phép. Việt Nam sẽ cung cấp cho phía EU báo cáo gồm thông tin chi tiết liên quan đến các bước giải quyết vấn đề khai thác thủy sản trái phép. EU sau đó sẽ tiến hành kiểm tra vào tháng 5, trong đó bao gồm các đợt kiểm tra thực địa tại Việt Nam để đánh giá tiến trình Việt Nam đạt được. Thẻ vàng chỉ có thể được rút lại nếu Việt Nam được cho là đang tiến hành hiệu quả tất cả các đề xuất mà EU đưa ra vào tháng 10/2017, dẫn lời Ủy viên châu Âu về Môi trường, các vấn đề biển và nghề cá Karmenu Vella.

Thẻ vàng hiện chỉ là cảnh báo và không thực sự tác động tới thương mại giữa Việt Nam và EU. EU đã cung cấp các khuyến nghị chi tiết tới Việt Nam về các cải tổ, kế hoạch hành động, nhằm hỗ trợ Việt Nam giải quyết các hạn chế hiện nay. Việt Nam có một giai đoạn thử nghiệm triển khai kế hoạch hành động và chứng minh cho Ủy ban châu Âu về thực tế thực hiện các cải tổ.

Ủy ban châu Âu và Việt Nam đã thảo luận về các hạn chế của các quy định và thực tế thực thi các quy định nghề cá của Việt Nam từ năm 2012. Hai bên đang chính thức trong quy trình đối thoại chính thức để giải quyết các bất đồng. Trong các cuộc đàm phán EU cho biết sẽ xem xét cung cấp các gói hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để giúp Việt Nam cải thiện nguồn nhân lực và năng lực kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản, ông Cường cho hay.

Năm 2017, EU vượt Mỹ trở thành thị trường lớn nhất cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Na, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trị giá 1,42 tỷ USD tới 14 nước nhập khẩu lớn tại EU trong năm 2017, tăng 22,1% so với năm 2016, theo dữ liệu hải quan cho thấy.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)

 

 



Báo cáo phân tích thị trường