Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp hoạt động khai thác thủy sản đã đồng thuận và quyết tâm triển khai chương trình hành động để giải quyết vấn đề IUU, với sự tham gia và cam kết của 76 nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản biển. VASEP cho biết Hiệp hội đang hợp tác với Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT, cùng với Lực lượng Phòng vệ Bờ biển và các cơ quan liên quan, triển khai kế hoạch hành động quốc gia chóng lại khai thác thủy sản IUU.
Là một phần sáng kiến và nhằm tránh viễn cảnh EU chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ trong 6 tháng tới, nỗ lực quay trở lại thẻ xanh cho Việt Nam, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp chế biễn – xuất khẩu thủy sản biển sẽ tiếp tục triển khai nghiêm ngặt các cam kết về thu mua nguyên liệu thô từ các tàu khai thác hợp pháp, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, nói không với các thủy sản biển bị cấm khai thác, phát triển các quy tắc thu mua thủy sản minh bạch.
Ngoài ra, các tác nhân ngành sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, chủ động hỗ trợ các cơ quan chức năng triển khai các quy định ngăn chặn khai thác IUU, đề xuất các thay đổi trong cách thức quản lý các cảng cá, xây dựng dữ liệu thủy sản cho quản lý và truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU.
VASEP kỳ vọng trong 6 tháng tới, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có cải thiện về thể chế và thực hành được phía EU công nhận, qua đó Việt Nam có thể duy trì vị thế trên thị trường nhập khẩu lớn này, với giá trị xuất khẩu thủy sản biển hàng năm đạt trung bình 350 – 400 triệu USD.
Mặt khác, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai cho biết dự thảo đã được đệ trình lên Thủ tướng và sẽ được triển khai ngay khi được phê duyệt.
Hơn nữa, ông Oai cho biết Bộ NNPTNT đã thành lập một nhóm công tác liên ngành để chỉ đạo và điều phối các hoạt động nhằm đáp ứng các quy định ngặt nghèo của Ủy ban châu Âu chống lại khai thác thủy sản IUU.
Theo FIS (gappingworld.com)