Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dư cung tôm toàn cầu thúc đẩy các thị trường mới, GTGT cao
30 | 03 | 2018
Các nhà nhập khẩu tôm Mỹ và các nhà đóng gói xuất khẩu tôm Ấn Độ, trong một trường hợp hiếm hoi, đồng ý với nhau về tình trạng dư cung tôm trên thị trường, mặc dù dự báo giá tôm vẫn trái chiều.

Tại Triển lãm thủy sản Bắc Mỹ, Tom Miki, chủ tịch kiêm CEO của Eastern Fish Company, cho biết thị trường tôm toàn cầu đang trong trạng thái dư cung. Doanh nghiệp của ông Miki đặt tại New Jersey nhưng thuộc sở hữu của tập đoàn Marubeni Nhật Bản và là một trong 3 nhà nhập khẩu tôm lớn nhất nước Mỹ, tin rằng nhập khẩu tôm của Mỹ – và tiêu dùng tôm thẻ toàn cầu – tăng, giá đang duy trì ổn định, đi ngang. “Giá sẽ không giảm khi tiêu dùng đang tăng, tôi nghĩ đang có tình trạng dư cung tôm phổ biến trên thị trường Mỹ và cả thị trường toàn cầu”, ông phát biểu.

Nhận định này được khẳng định bởi ông Bryan Rosenberg, CEO của Tri-Union Frozen Foods, thuộc sở hữu của Thai Union Group, đang quản lý các thương hiệu Chicken of the Sea Frozen Foods. “Tôi lạc quan về giá trị tương đối của các phân khúc tôm trong năm 2018. Nguồn cung dự báo ở mức cao, nhưng điều này sẽ chỉ dẫn tới tăng tiêu dùng và tăng cơ hội thị trường. Nhưng tôi không quá lạc quan về biên lợi nhuận của các nhà nhập khẩu, hiện đã đang gặp áp lực”.

Tuy nhiên, một nhà nhập khẩu khác cho rằng nguồn cung tôm toàn cầu tăng trong năm 2018 sẽ khiến giá tôm giảm trong năm 2018 nhưng giá tôm trên thị trường Mỹ sẽ đi ngang. “Tiêu dùng tôm tại Mỹ rất tốt và thị trường sẽ duy trì tình trạng này nhờ niềm tin của người tiêu dùng và triển vọng tích cực của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này dự báo lượng nhập khẩu sẽ tăng mạnh. Hoạt động bán lẻ diễn biến tốt và thậm chí có thể tăng trong năm 2018 nhờ chi phí giảm. Nhưng nhà nhập khẩu này nhận định không mấy lạc quan về ngành dịch vụ ăn uống.

Ông cho rằng tồn kho trong ngành dịch vụ ăn uống còn cao, khiến những người bán tại Mỹ sẽ tiếp tục gặp áp lực giảm giá để xả hàng. “Điều này càng khiến người mua mang nặng tâm lý chờ đợi, gây lo ngại và thiếu niềm tin trên thị trường, qua đó lại làm trầm trọng thêm tình trạng giảm giá”. Ông cho rằng giai đoạn có áp lực giảm giá mạnh nhất là khi nguồn cung tôm tại châu Á bước vào giai đoạn cao điểm. “Ấn Độ sẽ thu hoạch lượng tôm lớn từ tháng 4 trở đi. Cùng thời điểm đó, nông dân Việt Nam, Indonesia và Thái Lan cũng thu hoạch. Sản lượng tôm của Ấn Độ, Thái Lan, và Việt Nam được dự báo tăng trong năm 2018. Tình hình sản xuất tại Indonesia vẫn chưa rõ ràng nhưng nhiều khả năng sản lượng sẽ tương đương năm 2018”. Ông cho biết tâm lý người mua “nhìn chung là bi quan”.

Steven Brunell, giám đốc mua hàng thủy sản và thịt của Quaker Valley Foods, cũng chia sẻ nhận định này. “Chúng ta có sản xuất tôm toàn cầu năm 2017 ở mức rất cao; đồng thời tồn kho tôm trong các kho lạnh cũng còn lớn. Hàng hóa vẫn chưa trôi trong thời điểm hiện tại. Tại sao mọi người vẫn còn tiếp tục tăng sản xuất?”.

Sản phẩm mới, thị trường mới

Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng chia sẻ lo ngại về tình trạng dư cung hiện nay nhưng cũng dự báo thị trường duy trì vững vàng trong vài tháng tới.

Aditya Dash, giám đốc điều hành của Ram’s Assorted Cold Storage tại Odisha, gần đây cho biết thị trường tôm đông lạnh đóng gói tại Bắc Mỹ đã ngập hàng nhưng ông không xác nhận tình trạng này sẽ tiếp diễn. “Tôi nghĩ vài tháng tới, lượng hàng này sẽ được tiêu thụ”, Jiju Pillai, giám đốc Forstar Frozen Foods tại Mumbai chia sẻ. “Tôi được cho biết là họ đang nỗ lực xả hàng để chuẩn bị cho mùa tới và bắt đầu hoạt động kinh doanh bình thường. Nếu bạn đang nhắm tới những khách hàng mà tất cả những người khác cũng đang nhắm vào, rõ ràng việc bán hàng của bạn sẽ gặp thất bại. Tôi rất bi quan trước khi đến đây nhưng diễn biến hai ngày vừa qua rất tích cực”.

Sunnyvale Seafood, một nhà nhập khẩu thủy sản khác tại California, cho biết công ty có chiến lược phát triển các thị trường mới, chế biến sâu hơn trong năm 2018 và đầu tư vào sản xuất thượng nguồn và chế biến. “Chúng tôi không muốn khởi nghiệp chỉ là một công ty thương mại hàng hóa”, Kevin Tang, CEO của Sunnyvale, phát biểu tại triển lãm Boston. “Những nhà xuất khẩu Ấn Độ đang đến đây và họ có thể bán hàng trực tiếp trên thị trường Mỹ. Chúng tôi sẽ phát triển chiến lược bán hàng mới”.

Sunnyvale đang phát triển các dòng sản phẩm chế biến sẵn có tên gọi Oriental Delight, có thể phân phối cho các nhà bán lẻ – và đồng thời đang tìm cách đồng sở hữu các trang trại nuôi và các nhà máy chế biến tôm tại các nước sản xuất tôm như Ấn Độ, Thái Lan hoặc Indonesia. Ông Tang cho biết doanh nghiệp ông đang tiến hành một số đầu tư nhưng không cho biết chi tiết địa điểm và mức độ đầu tư. “Chúng tôi cần ưu việt hóa một số sản phẩm nhất định và biết đích xác chúng đến từ đâu, từ cụ thể trại nuôi nào, ngày chế biến là ngày nào. Người tiêu dùng, nhà bán lẻ, các dịch vụ ẩm thực, các nhà hàng đều yêu cầu như vậy”.

Dưới đây là diễn biến giá tôm thẻ tại Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.

Giá tôm cổng trại Thái Lan loại 60 con/kg, 01/17-03/18.

Giá tôm cổng trại Ấn Độ 30 con/kg, 01/17-03/18

Giá tôm cổng trại Trung Quốc tại tỉnh Quảng Đông loại 60 con/kg, 01/17-03/18

Theo Undercurrent News (gappingworld.com)

 



Báo cáo phân tích thị trường