Tuy nhiên, hiện nay thị trường Nhật Bản đang có triển vọng phát triển hơn với việc tăng cường chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
Asian Seafoods Coldstorage khai thác nguồn nguyên liệu chủ yếu ở trong nước (đến 90%), chỉ khi không đủ nguồn cung cấp họ mới nhập khẩu, như mực nang từ Inđônêxia.
Đối với tôm nguyên liệu, công ty đã ký hợp đồng với người nuôi tôm địa phương, và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc rất chặt chẽ. Công ty bán thức ăn nuôi tôm cho người dân. Giá mua tôm chân trắng có hợp đồng với người nuôi của công ty là 20-30 baht (0,66USD-0,99USD)/kg và tôm sú với giá cao hơn 100 baht (3,3USD).
Tôm chân trắng chiếm đến 95% vì thị trường lớn nhất là Mỹ lại chủ yếu đặt hàng loài này. Các thị trường chính cho tôm sú là Nhật Bản và Ôxtrâylia.
Công ty là nhà cung cấp tôm sú lớn nhất của Thái cho thị trường Ôxtrâylia, hàng năm đạt 500 nghìn tấn.
Asian Seafoods Coldstorage mong muốn tăng tỷ lệ sản lượng tôm sú tăng lên 10%, nhưng chất lượng sản phẩm không ổn định và người dân không muốn nuôi loài này.
Theo ý kiến của công ty, triển vọng kinh doanh thủy sản trên thế giới có thể thấy như sau : Kinh tế Mỹ đã bước vào cuộc khủng hoảng tài chính tài sản cầm cố, do vậy Asian Seafoods Coldstorage không hy vọng tiến triển thêm ở thị trường này mà trong năm tới họ quyết tâm phát triển thị trường Nhật Bản do thuế quan đối với tôm và các sản phẩm tôm chế biến sẵn của Thái đã được xoá bỏ. Công ty có thể tăng 20% các mặt hàng tôm GTGT.
Thị trường triển vọng nhất của công ty là EU, khối này có nền kinh tế và nhu cầu đối với thủy sản tăng mạnh. Hơn nữa, Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) sẽ thu hút nhiều hơn các lô hàng xuất khẩu sang EU. Xuất phát từ tình hình trên, Asian Seafoods Coldstorage dự kiến sức tăng trưởng của công ty sẽ tăng 100% trong năm 2008.