Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nóng trở lại
17 | 06 | 2018
Ngày 16/6, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang trở lại khi Trung Quốc đáp trả việc tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu, bằng cách nâng thuế nhập khẩu đối với gói hàng hóa Mỹ trị giá 34 tỷ USD, bao gồm đậu tương, xe điện và rượu whiskey. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả mạnh tương đương với hành động tăng thuế mà ông Trump thông báo hôm 15/6 do xung đột về thặng dư thương mại của Trung Quốc và các chính sách công nghệ.

Các doanh nghiệp tại cả hai nước, đặc biệt là tại Mỹ, đang ngày càng lo ngại rằng cuộc tranh chấp này sẽ ngày càng leo thang và gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc “không muốn một cuộc chiến thương mại” nhưng buộc phải “đáp trả mạnh mẽ”, theo Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã phá vỡ các thỏa thuận để giảm thặng dư thương mại hàng tỷ USD với Mỹ bằng cách tăng nhập khẩu hàng hóa nông sản, khí tự nhiên và các sản phẩm khác từ Mỹ. Mỹ và Trung Quốc có quan hệ thương mại song phương lớn nhất thế giới nhưng các quan hệ hợp tác chính thức đang ngày càng gặp nhiều rào cản do những than phiền liên quan đến những chiến thuật phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc vi phạm các cam kết thương mại và gây thiệt hại cho các công ty Mỹ.

Châu Âu, Nhật Bản và các đối tác thương mại khác cũng lên tiếng về các vấn đề tương tự, nhưng ông Trup đã thẳng thừng thách thức Bắc Kinh và đe dọa ngừng các hoạt động xuất khẩu lớn. “Trong cuộc chiến thương mại này, Mỹ đang đóng vai trò kẻ khiêu chiến và Trung Quốc đóng vai phòng ngự”, tờ Global Times – tờ báo phát hành bởi đảng Cộng sản Trung Quốc bình luận. “Trung Quốc là một quyền lực lớn và đủ sức bảo vệ cho các quy tắc và công bằng thương mại hiện nay”.

Trung Quốc sẽ áp mức thuế bổ sung 25% từ ngày 6/7 lên 545 sản phẩm từ Mỹ, bao gồm đậu tương, xe điện, nước cam, whiskey, tôm hùm, cá hồi và cigar, theo Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo, chi tiết tham khảo tại đây. Phần lớn các hàng hóa này là thực phẩm và hàng hóa nông sản khác, đánh mạnh nhất vào nhóm người bỏ phiếu cho ông Trump. Bắc Kinh tỏ ra nỗ lực tối thiểu hóa tác động lên nền kinh tế bằng cách lựa chọn các sản phẩm Mỹ có thể thay thế bằng nguồn nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác như Brazil và Úc.

Các nhà làm chính sách Trung Quốc cũng đang xem xét tăng thuế đối với danh sách bổ sung 114 mặt hàng, bao gồm thiết bị y tế và các sản phẩm năng lượng, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo và cho biết quyết định sẽ được đưa ra trong thời gian tới. Danh sách này nhằm đối kháng với quyết định tăng thuế của chính phủ Donald Trump ngày 15/6 về gói hàng hóa trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc và kế hoạch xem xét mở rộng thêm gói hàng hóa bổ sung trị giá 16 tỷ USD.

Nền kinh tế Trung Quốc có sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ cũng giúp Đảng Cộng sản cầm quyền có thêm các lựa chọn trả đũa bằng cách rút phê duyệt các hoạt động kinh doanh. Các nhà làm chính sách chống độc quyền được cho là sẽ hoãn thông báo mtộ quyết định quan trọng liên quan đến đề xuất thâu tóm của đại gia công nghệ Mỹ Qualcomm đối với nhà sản xuất thiết bị bán dẫn NXP do xung đột về thuế giữa hai nước. CÁc công ty khác cho biết quy trình phê duyệt các giấy phép cũng đang chậm lại. “Việc Trung Quốc trả đũa sẽ được tiến hành theo cách lặp đi lặp lại các bước đi của đối phương, chủ tịch Tập Cận Bình sẵn sàng đối trọng bất cứ động thái nào của ông Trump”, theo nhận định của Eurasia trong 1 báo cáo. “Bắc Kinh có nhiều tự do hơn trong các biện pháp trả đũa phi chính thức, hiện sẽ bắt đầu ngày càng tăng”.

Phòng Thương mại Mỹ đã đã thỉnh cầu Washington tránh một chiến về thuế nhưng cho rằng đe dọa của ông Trump đã lập tức khiến Bắc Kinh bước chân vào các cuộc đàm phán chưa từng có trong những năm gần đây. Các công ty cũng đang theo dõi số phận của ZTE Corp, một nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc đang gặp rắc rối với các nhà làm chính sách Mỹ sau khi vi phạm các quy định cấm xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Iran và Triều Tiên. Washingtin gần đây đã rút lại lệnh cấm bán các công nghệ Mỹ cho ZTE sau khi công ty này đồng ý trả 1 tỷ USD tiền phạt và thuê các nhà quản lý người Mỹ. Thỏa thuận này cho phép Washington có thể phạt thêm 400 triệu USD hoặc các trừng phạt khác nếu ZTE vi phạm thỏa thuận.

Ông Trump cũng đang gây áp lực giảm thặng dư thương mại Mỹ – Trung lên Bắc Kinh và lùi bước các kế hoạch phát triển do nhà nước dẫn dắt trong các lĩnh vực công nghệ bao gồm xe điện, năng lượng tái sinh, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các đối khác thương mại khác cũng lên án các chiến thuật phát triển công nghiệp của Bắc Kinh, bao gồm trộm cắp công nghệ nước ngoài, trợ cấp và bảo hộ các ngành công nghiệp Trung Quốc. Họ cho rằng các hành vi này vi phạm các cam kết mở cửa thị trường của Trung Quốc theo WTO.

Căng thẳng tạm lắng sau khi các nhà đàm phán Trung Quốc đồng ý thảo luận tại Washington vào tháng 5 để nhập khẩu thêm các hàng hóa nông sản, khí tự nhiên và các sản phẩm khác của Mỹ. Các nhà chức trách Mỹ thì tuyên bố họ tạm ngừng kế hoạch áp thuế lên gói hàng hóa Trung Quốc trị giá tới 150 tỷ USD.

Cuộc chiến thương mại nóng trở lại sau khi Nhà Trắng tiếp tục kế hoạch tăng thuế đối với gói hàng hóa Trung Quốc trị giá tới 50 tỷ USD liên quan đến các tranh chấp công nghệ. Chính phủ Trung Quốc cảnh báo sau một vòng thảo luận vào ngày 3/6 rằng sẽ từ bỏ các thỏa thuận nếu các chính sách thuế của Mỹ có hiệu lực.

Cộng đồng kinh doanh và các nhà kinh tế cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc sẽ ít có khả năng thỏa hiệp về vấn đề công nghệ. Họ cho rằng các kế hoạch phát triển doanh nghiệp do nhà nước dẫn dắt có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu trong những lĩnh vực bao gồm xe điện, năng lượng tái tạo và công nghệ sinh học là con đường dẫn đến thịnh vượng và khôi phục vị thế lãnh đạo thế giới của Trung Quốc. “Đây không chỉ là việc một nước từ bỏ các quyền để hiện đại hóa công nghệ và nâng cấp ngành công nghiệp”, tờ Global Times nhấn mạnh.

Bắc Kinh cũng đã tuyên bố các kế hoạch giảm thuế nhập khẩu đối với ô tô và một số hàng tiêu dùng và nới lỏng các hạn chế về quyền sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất ô tô, bảo hiểm và một số ngành công nghiệp khác, mặc dù những cam kết này không trực tiếp giải quyết các cáo buộc từ phía Mỹ.

Ngày 14/6, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết một số nhà xuất khẩu đang ráo riết hoàn thành các đơn hàng do lo ngại các điều kiện thương mại có thể thay đổi, nhưng cho rằng đây không phải là “xu hướng chính”.

Trong khi đó, số lượng tàu đang chờ tại các cảng của Brazil để bốc hàng đậu tương và các sản phẩm đi kèm hiện đang tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ hãng vận tải Williams cho biết. Số lượng tàu bỏ neo và hiện đang bốc hàng giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi cho biết do thiếu định nghĩa về các giá trị mới của trọng tải xe tải nên đã làm trễ hoạt động vận chuyển đậu tương và dẫn tới chậm trễ vận tải biển.

Theo AP, Reuters (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường