Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kế hoạch tham vọng tăng gấp đôi xuất khẩu đồ uống giai đoạn 2020-2035 của Việt Nam
19 | 06 | 2018
Hiệp hội Đồ uống Việt Nam (VBA) ủng hộ các kế hoạch tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu đồ uống có cồn và không cồn giai đoạn 2020 – 2035. Bộ Công thương đặt mục tiêu xuất khẩu đồ uống của Việt Nam sẽ đạt 450 triệu USD đến năm 2020, trước khi chạm mốc 900 triệu USD đến năm 2035. Bộ Công thương cho biết mục tiêu là đưa ngành đồ uống bia – có cồn của Việt Nam trở thành một ngành sản xuất hiện đại “với những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và các sản phẩm chất lượng cao”, đáp ứng tiêu dùng nội địa và nhu cầu xuất khẩu.

Các mục tiêu phát triển

Các mục tiêu đặt ra bao gồm tổng sản lượng bia, đồ uống có cồn (bao gồm có cồn công nghiệp) và các dồ uống không cồn dạt lần lượt 4,1 tỷ lít, 350 triệu lít và 6,8 tỷ lít, đến năm 2929, mang lại doanh thu xuất khẩu 450 triệu USD. “Tốc độ tăng trưởng bình quân GTGT của toàn ngành kỳ vọng đạt khoảng 5,8%/năm giai đoạn 2016 – 2020”. Mục tiêu cuối cùng là đạt doanh thu xuất khẩu 900 triệu USD đến năm 2035.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Việt, chủ tịch VBA, cho rằng để đạt tốc độ tăng trưởng và mục tiêu trên, ngành đồ uống Việt Nam cần có chính sách ổn định và dài hạn, đồng thời phải thực tế để “tránh tác động lên hoạt động kinh doanh của ngành này”.

Bộ Công thương cho biết ngành đồ uống – bia – có cồn sẽ được phát triển “bằng cách cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các vùng miền trên oàn quốc nhằm đảm bảo lợi ích được chia sẻ giữa chính phủ, xã hội và doanh nghiệp” cũng như “bằng cách áp dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại, cải thiện công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm và sản xuất các sản phẩm mới với chất lượng cao, chủng loại đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, và cải thiện khả năng cạnh tranh trong hội nhập toàn cầu”.

Bộ Công thương cũng cho biết sẽ tập trung mạnh hơn vào phát triển bền vững và “gắn với vấn đề quan trọng đặc biệt là an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái”.

Báo Hanoi Times cho biết ngành đồ uống Việt Nam đang tăng trưởng tốt, với ngành đồ uống không cồn tăng trưởng khoảng 6,6%/năm giai đoạn 2011 – 2016 và ngành bia đang “đuổi kịp các xu hướng toàn cầu”. Hơn nữa, ngành này cũng được cho là tạo ra hơn 50.000 việc làm và đóng góp khoảng 3% vào ngân sách nhà nước.

Thực trạng ngành đồ uống hiện nay

Tại một sự kiện gần đây, bà Huỳnh Bích Trân, đại diện Nielsen Việt Nam, giám đốc mảng Dịch vụ Đánh giá Bán lẻ, cho biết ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đang trải qua tăng trưởng mạnh cùng với thu nhập tăng. Về giá trị đóng góp cho nền kinh tế của ngành FMCG Việt Nam, bia và đồ uống không cồn mỗi phân khúc đóng góp gần 20%. Về tăng trưởng giá trị năm 2017 so với năm 2016, top 2 phân khúc FMCG là bia (10%) và đồ uống không cồn (7%).

Tuy nhiên, tăng trưởng đồ uống tại Việt Nam bị hạn chế bởi hàng loạt các bê bối an toàn thực phẩm như sự việc con ruồi trong chai Number 1 của Tân Hiệp Phát cũng như các nguyên liệu bẩn hoặc tạp chất trong đồ uống.

Về vấn đề an toàn thực phẩm, bà Trân cho biết sức khỏe là một xu hướng ưu tiên rõ rệt. Bà cho biết 83% người tiêu dùng Việt Nam chủ động đưa ra những lựa chọn khẩu phần để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, 89% sẵn sàng trả giá cao hơn cho thực phẩm tăng cường các lợi ích sức khỏe, và 88% đọc các thông tin ghi nhãn cẩn thận về hàm lượng dinh dưỡng.

Theo Hanoi Times, các doanh nghiệp đồ uống, bao gồm Coca-Cola, cũng làm lại công thức để phục vụ nhu cầu của khách hàng đối với các đồ uống tốt hơn cho sức khỏe.

Phát triển mạnh hơn

Đối với bia, Bộ Công thương cho biết trọng tâm là ứng dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại để cải thiện chất lượng sản phẩm và tối thiểu hóa tiêu dùng nguyên liệu thô và nhiên liệu, cũng như các doanh nghiệp liên kết hoặc sát nhập thành các doanh nghiệp quy mô lớn. Hơn nữa, các doanh nghiệp bia được khuyến khích sản xuất bia không cồn và các dòng sản phẩm bia cao cấp với giá cả cạnh tranh để thúc đẩy xuất khẩu.

Đối với đồ uống có cồn, trọng tâm là xây dựng các thương hiệu quốc gia “từng bước một”. Bộ Công thương cho biết mục tiêu này chỉ có thể đạt được thông qua tăng cường hợp tác với các công ty sản xuất đồ uống có cồn lớn của nước ngoài để sản xuất các sản phẩm đồ uống có cồn chất lượng cao, nhằm thay thế các sản phẩm đồ uống có cồn nhập khẩu và để xuất khẩu. Rượu vang và các loại rượu mạnh từ hoa quả cũng sẽ được sản xuất, gắn với phát triển các vùng nguyên liệu thô nội địa.

Đối với các đồ uống không cồn, các tác nhân hy vọng khuyến khích các ngành kinh tế đầu tư vào các sản phẩm đồ uống sử dụng công nghệ và trang thiết bị quy mô lớn, hiện đại để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Sản xuất đồ uống từ hoa quả tươi cũng như các sản phẩm đồ uống dinh dưỡng khác sử dụng nguyên liệu nội địa cũng sẽ được khuyến khích, cùng với tăng sản xuất các sản phẩm nước khoáng tự nhiên. Tuy nhiên, truyền thông nội địa cho rằng ngành đồ uống Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm mức độ tồn kho cao và các điểm yếu trong chính sách quản lý doanh nghiệp.

Theo Food Navigator (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường