Ông Modi cũng cho biết giá trợ cấp cho mía đường sẽ được thông báo trong vòng 2 tuần tới và mức giá MSP mới sẽ cao hơn trong năm tài khóa 2017-18. Tuyên bố này được ông Modi đưa ra sau cuộc gặp với 140 nông dân trồng mía tại các bang sản xuất mía đường lớn như Uttar Pradesh, Maharashtra, Karnataka, Uttarakhand và Punjab. Đây là cuộc gặp thứ hai của thủ tướng Modi với nông dân trong 10 ngày qua khi chính phủ của ông tìm cách giải quyết các vấn đề trong ngành nông nghiệp trong năm bầu cử này và cũng đã đưa ra nhiều tuyên bố, bao gồm gói hỗ trợ lớn cho ngành mía đường.
Theo thông báo từ phía chính phủ Ấn Độ, động thái này sẽ đảm bảo tăng mạnh thu nhập của nông dân và mức MSP cụ thể sẽ được thông báo trong tuần tới. Đề xuất tăng MSP cho hàng loạt nông sản, tính trên chi phí sản xuất và tài chính, đặc biệt là đối với lúa gạo và bông, có thể gây thiệt hại lớn cho xuất khẩu nông sản Ấn Độ.
Trong trường hợp ngành lúa gạo, với MSP sẽ tăng 13,5% theo công thức tính toán mới, chi phí gạo thành phẩm sẽ lên tới khoảng 386,7 USD/tấn và cộng thêm 5% chi phí vận chuyển tới cảng Kandla, sẽ đẩy giá gạo Ấn Độ trên thị trường quốc tế tăng, giảm khả năng cạnh tranh. Nếu đồng Rupee trượt khỏi mốc 67 so với đồng USD trung bình trong năm tài khóa 2019, tình hình sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Trong năm tài khóa 2018, giá trị xuất khẩu gạo của Ấn Độ đạt 7,8 tỷ USD.
Vấn đề đối với ngành bông thậm chí còn nghiêm trọng hơn, khi tính trung bình, giá bông sẽ tăng tới 28%, từ 583,3 USD/tấn lên 748,7 USD/tấn. Với tỷ lệ chuyển đổi 33%, giá bông thành phẩm của Ấn Độ sẽ tăng lên 2.268,8 USD/tấn, so với mức giá trên thị trường thế giới hiện nay là 1.821,8 USD/tấn. Với mức giá này, xuất khẩu bông của Ấn Độ sẽ bị tác động nặng nề, qua đó tác động len cả xuất khẩu vải vóc và quần áo. Năm tài khóa 2018, xuất khẩu bông, vải sợi bông và các sản phẩm may mặc của Ấn Độ đạt 19,3 tỷ USD.
Theo Financial Express, Bloomberg (gappingworld.com)