Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thương mại biên mậu của Thái Lan bùng nổ trong năm 2018, Việt Nam là đối tác thương mại trung chuyển lớn nhất
30 | 06 | 2018
Thương mại biên mậu của Thái Lan dự báo bùng nổ trong năm 2018, chủ yếu do các chính sách chủ động thúc đẩy của chính phủ và nhu cầu đối ngày càng tăng đối với các sản phẩm Thái Lan từ các nước láng giềng.

Ông Adul Chotinisakorn, lãnh đạo Bộ Ngoại thương Thái Lan, cho biết cơ quan này dự báo thương mại biên mậu của Thái Lan, bao gồm thương mại trung chuyển, sẽ tăng trưởng 15% so với mức 1,32 nghìn tỷ Baht  (40 tỷ USD) năm 2017 lên 1,5 nghìn tỉ Baht (45,5 tỷ USD) trong năm 2018. Thương mại trung chuyển là hoạt động kinh doanh gắn với đưa hàng hóa tới thị trường đích qua ngả một nước khác.

Malaysia là đối tác thương mại biên mậu lớn nhất của Thái Lan, chiếm 50,3% tổng giá trị thương mại, theo sau là Lào (19,6%), Myanmar (17,5%), và Lào (12,7%). Thương mại biên mậu của Thái Lan tăng trưởng 10-14%/năm trong 5 năm qua. Trong 5 tháng đầu năm 2018, Bộ Ngoại thương Thái Lan báo cáo thương mại biên mậu, bao gồm thương mại trung chuyển, vẫn sôi động, với tăng trưởng 6,4% so với cùng kỳ năm 2017 lên 564 tỷ Baht (17,1 tỷ USD), trong đó 320 tỷ Baht (9,4 tỷ USD) đến từ xuất khẩu, giảm 1,53%. Nhập khẩu trong giai đoạn này đạt 243 tỷ Baht (7,4 tỷ USD), tăng 19%. Thương mại biên mậu với Malaysia chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp 233 tỷ Baht (7 tỷ USD), tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2017, theo sau là Lào với 90,7 tỷ Baht (2,75 tỷ USD, +7,52%), Campuchia 58,7 tỷ Baht (1,78 tỷ USD, +7,51%) và Myanmar 81 tỷ Baht (2,45 tỷ USD, +9,47%). Giá trị thương mại biên mậu với 4 nước láng giềng Thái La đạt tổng cộng 463,86 tỷ Baht (14 tỷ USD), tăng 4,18% trong cùng kỳ so sánh.

Bộ Ngoại thương Thái Lan cũng cho biết thương mại trung chuyển với Singapore, Việt Nam và miền nam Trung Quốc, những nước có các đường biên giới giáp 4 nước láng giềng của Thái Lan, cũng tăng, với giá trị thương mại trung chuyển đạt tổng cộng 100 tỷ Baht (3 tỷ USD), tăng 18% trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017.

Thương mại trung chuyển qua Việt Nam có giá trị cao nhất, đạt 34,3 tỷ Baht (1,04 tỷ USD), tăng 17,6% trong cùng kỳ so sánh, theo sau là miền nam Trung Quốc với 33,5 tỷ Baht (1,015 tỷ USD; +21,9%) và Singapore với 32,7 tỷ USD (991,6 triệu USD; +14,6%). “Xu hướng thương mại trung chuyển đang rất khả quan, nhất là với miền nam Trung Quốc, nhờ xuất khẩu nông sản tăng, đặc biệt là các loại trái cây tươi và đông lạnh và việc cơ quan giám sát nhập khẩu nông sản Trung Quốc phê chuẩn thêm 22 loại trái cây Thái Lan trong năm 2018, bao gồm mãng cầu xiêm, nhãn sấy và sầu riêng”, ông Adul cho biết thêm.

Cơ quan này đã tổ chức một triển lãm đối tác chiến lược giữa Thái Lan và Myanmar tại Kanchanaburi từ 28/6 – 1/7 và ông Adul cho biết đây là lần đầu tiên các lãnh đạo tại Tanintharyi, Myanmar tới Kanchanaburi để thảo luận về các hoạt động kinh doanh để tăng thương mại và đầu tư.

Theo Bangkok Post (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường