Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các chính sách bao bì mới là yếu tố thay đổi cuộc chơi toàn cầu
05 | 07 | 2018
Ngành bao bì đang đối mặt với một thách thức chính sách: trong vài năm gần đây, nhiều chính phủ địa phương và quốc gia trên toàn cầu đã tỏ quyết tâm về các chén lược giải quyết các thách thức ngày càng tăng của rác thải bao bì. Một số luật và quy định đã đề xuất, sẽ tạo ra những thay đổi căn bản cho ngành bao bì, về cơ bản là đối với các nhà sản xuất bao bì nhựa và bao bì từ giấy. Các chính sách này có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền khắp ngành bao bì toàn cầu.

Từ túi nhựa đến chất thải giấy tái chế

Ngày càng nhiều nước trên thế giới đang triển khai các luật và quy định nhằm giảm, không khuyến khích hoặc cấm sử dụng một số loại bao bì cụ thể. Và không chỉ ở những nước phát triển – rất nhiều nước đang phát triển tại châu Phi và châu Á cũng đang gia nhập làn sóng này. Một số ví dụ có thể kể đến như:

  • Châu Âu và Mỹ: Rất nhiều quy định và các sáng kiến tự nguyện đã ra đời nhằm ngăn chặn và giảm rác thải bao bì dùng 1 lần, như cốc cà phê dùng 1 lần;
  • Kenya: Một số hình phạt đối với hành vi không tuân thủ lệnh cấm túi nhựa;
  • Ấn Độ: Yêu cầu các nhà sản xuất bao bì thiết lập hệ thống thu gom rác thải nhựa từ các sản phẩm của các nhà sản xuất này;
  • Anh: Kế hoạch tham vọng đạt mục tiêu “0% rác thải đóng gói nhựa có thể tránh được”;
  • EU: Kế hoạch tham vọng đảm bảo rằng 100% bao bì nhựa hoặc sẽ được tái chế/có thể tái chế hoặc tái sử dụng;
  • Trung Quốc: Các lệnh cấm hoặc hạn chế nhập khẩu một số loại rác thải làm đầu vào cho sản xuất nguyên liệu làm bao bì.

Các chính sách và quy định mang tính hạn chế có thể tạo ra tác động rộng lớn, ngay cả khi không có mục tiêu như vậy, lên toàn chuỗi cung ứng đóng gói. Không chỉ các nguyên liệu (như nhựa) mà các chính sách xây dựng dựa trên, mà còn đối với các nguyên liệu thay thế (như giấy, kim loại hoặc kính). Để hiểu tác động này, dưới đây là trường hợp cụ thể của Trung Quốc:

Hạn chế nhập khẩu các sản phẩm giấy thu hồi (Recovered Paper – RCP)

Từ năm 2013, Trung Quốc đã triển khai hàng loạt chính sách như “Operation Green Fence” và chiến dịch “National Sword 2017”. Các chính sách này đều nhằm giải quyết nhiều vấn đề môi trường, như giảm buôn lậu các sản phẩm hế thải giấy nhiễm bẩn từ nước ngoài), hay các chính sách nhằm tăng khả năng tự cung tự cấp RCP chất lượng cao để sản xuất các thùng đựng hàng.

Vào cuối năm 2017, Trung Quốc áp lệnh cấm hoàn toàn nhóm hàng giấy RCP tạp dùng để sản xuất giấy carton làm thùng đựng hàng, dẫn đến nhập khẩu RCP giảm tới 20%, tương đương 4,9 triệu tấn. Tháng 1/2018, Trung Quốc áp dụng thêm các hạn chế nhập khẩu thông qua tiêu chuẩn nhiễm bẩn tối đa mới cho RCP ở mức 0,5%, so với mức 1,5% trước đây. Một chính sách khác mà Trung Quốc cũng áp dụng là hạn ngạch nhập khẩu. Từ năm 2015 – 2017, hạn ngạch nhập khẩu RCP đã giảm đi gần một nửa do tác động của nhiều chính sách khác nhau. Ngoài ra, nước này cũng triển khai nhiều hạn chế theo thời điểm và khó đoán. Ví dụ như Trung Quốc vừa thông báo việc kiểm tra 100% các lô hàng OCC/RCP từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 4/5 – 4/6/2018, khiến nhiều lô hàng từ Mỹ bị từ chối.

Tác động tới các khu vực khác

Các rào cản thương mại ngặt nghèo hơn sẽ có hiệu ứng lan tỏa lên chuỗi giá trị bao bì giấy toàn cầu. Giá OCC ngoài Trung Quốc đã giảm mạnh và Mỹ, EU – những nhà xuất khẩu OCC/RCP lớn – cần tìm các kênh khác để xuất khẩu các sản phẩm chất lượng thấp hơn, vốn trước đây xuất khẩu sang Trun gQuốc. Điều này dẫn đến khả năng các nước Đông Nam Á sẽ là nơi tiếp nhận các lô hàng mà Trung Quốc từ chối. Những nước này hưởng lợi từ nguồn đầu vào rẻ hơn, giúp họ sản xuất các thùng đựng hàng với chi phí thấp hơn, mà sau đó có thể chính các nhà đóng gói Trung Quốc sẽ mua lại các sản phẩm này, hưởng lợi gián tiếp từ lệnh cấm.

Theo Rabobank (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường