Tổng quan bối cảnh kinh tế Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng
Việt Nam là nước đang phát triển, vậy xuất khẩu hàng hóa là một phần chủ lực của nền kinh tế và chính căn bệnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho bức tranh kinh tế Việt Nam có phần tranh tối tranh sáng, lượng hàng hóa xuất vào thị trường Mỹ, EU, Nhật gặp nhiều khó khăn bởi sự suy thoái kinh tế nội bộ của các thị trường làm sức mua giảm, thị trường co cụm, tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: Thất nghiệp tăng, nguồn lao động dư thừa, lạm phát tăng, nhà máy sản xuất sản phẩm xuất khẩu sản xuất cầm chừng và ngân hàng tăng lãi suất làm cho các doanh nghiệp không những không mở rộng sản xuất mà còn thu hẹp lại, nhà máy càng sản xuất càng bị thua lỗ vì vậy trong thời gian này rất khó khăn cho nền sản xuất Việt Nam.
Bức tranh tăng trưởng GDP của Việt nam giai đoạn 2001 đến 2010
Việc đánh giá sự tăng trưởng hằng năm, năm 2009 là năm tồi tệ của việc tăng trưởng GDP của Việt nam trong 12 năm qua.Tình hình chung của các nước bị ảnh hưởng cuộc khủng khoảng toàn cầu, nạn dịch bắt buộc Chính phủ mỗi nước kịp thời đưa ra đối sách để chống đỡ nạn dịch nguy hiểm, đối với nước ta Chính phủ nhanh chóng chỉ đạo hệ thống ngân hàng đưa ra các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm ngăn ngừa lạm phát tăng nhanh, hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hàng sản xuất trong nước, thắt chặc tín dụng với hoạt động Bất động sản, tích cực đòi nợ xấu …,tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp tục vay ngân hàng, khoanh vùng nợ cũ, mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục chiến đấu vượt qua cơn dịch tàn ác này, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, bên cạnh đó nhà nước quản lý ngoại tệ trong quá trình giao dịch nhằm hạn chế đầu cơ ngoại tệ làm lũng đoạn thị trường tự do. Nhà nước tiến hành thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm và bình ổn tỷ giá trên thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ nhập các thiết bị.
Ngoài sự hỗ trợ cho doanh nghiệp về chính sách, tài chính Nhà nước còn hỗ trợ cho các địa phương mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, trước khi mời các nhà đầu tư đến hợp tác, sản xuất trong các khu công nghiệp tại các địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong, ngoài nước, thay đổi công nghệ tiên tiến, đi tắt đón đầu, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, ổn định thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu
Chính phủ dùng các công cụ, chính sách để điều tiết vĩ mô, hạn chế lạm phát, ổn định thị trường trong, ngoài nước.Tác dụng của chính sách đã khuyến khích các doanh nghiệp cố gắng xuất khẩu (tuy giá giảm nhưng lượng tăng đã bình ổn kinh tế ngay trong thời điểm nóng nhất ) và đạt được những con số xuất khẩu đáng kinh ngạc, đơn cử mặt hàng Gạo như năm 2008 xuất 4,6 triệu tấn gạo nhưng năm 2009 ta đã xuất ngưỡng cửa 6 triệu tấn gạo tăng 1,4 triệu tấn, số lượng tăng nhưng giá gạo so với thời điểm giá cao nhất trong năm gạo giảm 58%, tương tự cao su giảm 48%, cà phê giảm 24%....Diễn biến tất yếu trong khủng hoảng toàn cầu mà chính phủ đã lường trước, dự báo trước nhưng chúng ta cũng chỉ ngăn ngừa, hạn chế sự ảnh hưởng của nạn dịch tài chính Thế giới bởi chúng ta xác định gia nhập sân chơi quốc tế (WTO) thì chấp nhận mọi ảnh hưởng của thị trường Thế giới. Qua đó ta thấy sự năng động, linh hoạt nhanh chóng vào cuộc của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp giảm được phần khó khăn trong cuộc khủng hoảng vừa qua.
Tại sao?- Ngành Thủy sản vẫn tiến lên thời kỳ khủng hoảng
Ngành Thủy sản vẫn giữ được mức tăng đều hằng năm, xác định bước đi vững chắc và khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường Quốc tế, điều đó được chứng minh qua tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân (14,72% năm) giai đoạn 1995 đến 2009 (năm 1995 đạt 621,4 triệu USD đến năm 2009 đạt 4.251,3 triệu USD và năm 2011 đạt con số gần 6.118 triệu USD, đồng thời sản phẩm thủy sản việt Nam đã có mặt trên 162 nước và vùng lãnh thổ, từ 2001 đến 2011 thủy sản đóng góp vào GDP Toàn quốc trong khoảng 3,1% -3,72% ( giá thực tế) và từ 2,55 -2,6% (giá so sánh). Trong năm 2011 thủy sản đóng góp vào kim Ngạch xuất khẩu chung toàn ngành nông nghiệp 24,44% , và 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Bình quân giai đoạn 2001-2011 thủy sản đã giải quyết việc làm cho khoảng 150 ngàn lao động /năm Riêng năm 2012 sự phấn đấu của ngành chỉ đạt con số 6,093 tỷ giảm hơn so 2012 là 0,3%. Hiện nay sản phẩm Thủy sản Việt nam đã có mặt tại các nước Trung đông, Aicập … tại Bắc Phi và được đánh giá rất cao.Với những bước chuyển biến bền vững, phát triển mạnh mẽ, ( tuy rất nhiều rào cản ở các nước nhập khẩu nhưng ngành Thủy sản vẫn khẳng định sản phẩm của mình bằng : uy tín, chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn HACCP, IS0 9000…Chúng ta thấy mức tăng trưởng của ngành ngày càng ổn định và phát triển đó là dấu hiệu rất đáng mừng trong bức tranh nền kinh tế Việt Nam.
Để khẳng định là một những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển bềnh vững trong thời kỳ khủng hoảng, ngành đã vượt qua và đóng góp xứng đáng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống : Ngay trong lúc này bao nhiêu doanh nghiệp rất khốn đốn, đóng cửa vì nhiều lý do qui tụ vẫn từ căn bệnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà các nước phải gánh chịu, riêng ngành thủy sản vẫn giải quyết được hơn 4 triệu lao động có việc làm, từ khai thác và tái tạo nguồn tài nguyên của biển, phát triển mạnh nuôi trồng trên biển và nuôi trồng trên cát, vùng nước lợ, một số sinh vật gần tiệt chủng được sự quan tâm của cộng đồng bảo vệ thực vật Quốc tế Và ban ngành có trách nhiệm nuôi trồng và tái tạo lại để ổn định sinh thái, đồng thời thủy sản là nguồn tài nguyên rất quan trọng mang lại cho con người một nguồn sinh lực dồi dào, nâng cao sức khỏe cho con người, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn, tiếp cận, thay đổi hệ thống thiết bị và máy móc cho các nhà máy phù hợp với thời đại, là cầu nối trong mối quan hệ ngoại thương với các nước trên thế giới, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là một trong những phương pháp để khẳng định chủ quyền của mình đối với quốc tế.
Thăng trầm, bước đi của ngành Thủy sản trong những năm qua
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những thông lệ, rào cản của từng nước, từng khu vực mậu dịch khác nhau,(nhằm mục đích để bảo vệ mậu dịch trong nước), lúc này vị trí và vai trò Câu lạc bộ, tiếng nói của nhà báo, đài, của Nhà Nước là rất quan trọng luôn ủng hộ và đứng bên doanh nghiệp để chỉ đạo, hỗ trợ, động viên giúp đỡ doanh nghiệp đang nuôi trồng và kinh doanh thủy sản vững tin, từng bước và tháo gở từng khâu, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc, nghiên cứu, tìm hiểu luật quốc tế, tìm hiểu cách chơi như thế nào tại sân chơi lớn nhất hành tinh này.
Thời điểm này, Nhà nước vừa hỗ trợ các doanh nghiệp hiện đại hóa dần thiết bị, máy móc đánh bắt, nuôi trồng, chế biến để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, chỉ đạo các cấp, các ngành trong nước hợp tác với thương nhân và những người bảo vệ quyền lợi, công lý quốc tế, đấu tranh bền bỉ với khách hàng, ở các thị trường như con cá tra ở Mỹ, nhằm bảo vệ thương hiệu Việt Nam và gây ấn tượng hấp dẫn về sản phẩm Cá Tra Việt Nam, hạn chế các rào cản gây khó khăn cho sản phẩm của chúng ta muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ, EU, Nhật …
Từ thực tế, Nhà nước xác định trong nạn dịch kinh tế nguy hiểm này phải tiếp tục chỉ đạo cho ngư dân trong ngành kinh tế thủy sản từng khâu cố gắng thực hiện tốt vượt khó như sau :
1/ Đánh bắt thủy sản :
Nguồn Hải sản gần bờ cho đến nay ngư dân khai thác gần như cạn kiệt, chính điều đó chúng ta phải thay đổi ngư trường xa bờ, thay đổi thiết bị, tăng cường máy lớn công suất phải từ 50CV đến 90CV hoặc trên 90CV mục đích phải đánh bắt xa bờ có như vậy mới tăng hiệu quả đánh bắt.
Theo thống kê của Tổng cục thủy sản (Bộ NN-PTNT), tính đến 2011 cả nước có gần 126.458 tàu cá các loại trong đó tàu dưới 20 CV là 62.031 chiếc (chiếm 49,1%), từ 20-90CV là 39.457 chiếc (chiếm 31,2%), tàu từ 90CV trở lên là 24.970 chiếc chiếm (19,7%). Trên số lượng tàu thuyền đang có, tỉ lệ tàu nhỏ 20 CV chiếm 49,1%, đây là hạn chế của ngư dân trong việc đánh bắt hiệu quả không cao nhưng nguồn tài nguyên ven bờ ngày càng cạn kiệt. Ngoài phương tiện đánh bắt hạn chế, bảo quản nguyên liệu cũng hạn chế, hiện nay, chúng ta vẫn bảo quản theo kiểu thủ công, chính là ướp đá xay,(vậy thời gian bảo quản khoảng 7 ngày) không đủ đảm bảo độ lạnh, bảo quản cho sản phẩm, số lượng nguyên liệu tổn thất do bảo quản không tốt, bên cạnh đó ngư dân xếp số lượng hàng nhiều hơn lượng hàng cho phép vì vậy nguyên liệu bị dập, vỡ bụng … tạo nên vi khuẩn xâm nhập vào thịt sản phẩm làm chất lượng nguyên liệu bị giảm gây lãng phí …
Chỉ có những con người yêu nghề và những người sống bằng nghề biển nên họ phải ra khơi đánh bắt dài ngày, lênh đênh trên biển, bao nhiêu hiểm nguy nào là An ninh trên biển, bão tố, sự cố máy…thế nhưng niềm vui khi đem các sản phẩm có chất lượng, có giá bán cao( cá mú sống, cá ngừ đại dương,…) sản phẩm vào được nhà máy làm cho người đánh bắt quên đi nỗi nhọc nhằn và nguy hiểm và lại hứa hẹn chuyến đi cho ngày mai.
Từ thực tế, Nhà Nước hỗ trợ một phần chi phí xăng, dầu máy cho ngư dân đi biển đánh bắt xa bờ, được vay vốn ưu đãi để thay đổi trang thiết bị máy mã lực lớn, lắp ráp hệ thống bảo quản nguyên liệu trong thời gian dài, trang bị máy phát sóng báo bão,phòng, tránh bão, thành lập các tổ đội giúp đỡ nhau trong quá trình đánh bắt, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về bảo quản hàng hóa thủy sản, hạn chế tổn thất trong, sau quá trình đánh bắt, và để động viên tinh thần cho ngư dân đánh bắt trên biển yên tâm với công việc và tự tin hơn, đồng thời để bảo vệ chủ quyền của đất nước.Nhà nước mua bảo hiểm cho ngư dân đánh bắt trên biển (đây vừa động viên ngư dân mà cũng là tính nhân văn nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đối với người dân)
2/ Nuôi trồng Thủy sản :
Nguồn thủy sản được nuôi trồng, là bước tiến lớn trong ngành thủy sản, nếu chúng ta không nuôi trồng mà chỉ có đánh bắt thì cái gì sẽ xảy ra ? sẽ không còn cái để đánh bắt chưa nói đó là nguồn cân đối hệ sinh thái toàn cục, Nuôi trồng thủy sản như hiện nay chiếm một tỷ lệ rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản, giá trị xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng lên hàng năm.năm 2010 đạt 5.034triệu USD năm 2011 đạt 6.100 triệu USD và còn tăng hơn nữa năm 2013 là 6.700 triệu USD Việc nuôi trồng thủy sản là một phần thiết yếu để cung cấp cho cuộc sống một lượng sản phẩm không thể thiếu được, trước tiên người nông dân phải làm gì để đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm và nuôi bềnh vững :
Những vấn đề cần đưa ra trước khi tiến hành các bước nuôi trồng:
a/ Trên cơ sở của địa phương qui hoạch, người nuôi, trồng xác định vị trí nuôi, nghiên cứu điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, hệ thống thủy lợi, xác định cách nuôi (độc lập, cộng đồng, hợp tác xã…)
b/ Xác định chất lượng con giống : tìm giống bố, mẹ tốt có nguồn gốc, nâng cao chất lượng giống bố mẹ kỹ thuật ươm nuôi và phương pháp lai tạo sinh sản, điểm chọn mua giống rất quan trọng (cơ sở giống phải uy tín, có kinh nghiệm )
c/ Dịch vụ cung ứng cho việc nuôi trồng : thức ăn, thuốc, hóa chất, chất tăng trưởng, bao bì, vận chuyển…
d/ Phần hợp tác giữa nhà máy và người nông dân nuôi trồng : qui trình này phải được thống nhất từ ban đầu giữa nhà máy và nông dân nuôi trồng về việc thu mua trên tinh thần hợp tác và chia sẽ lợi nhuận, chỉ có hợp tác và cùng nhau có lợi thì việc thực hiện sẽ bềnh vững lâu dài, phát triển.
e/ Để đảm bảo nuôi trồng hạn chế rủi ro, chính quyền địa phương cùng song hành với nông dân, khuyến khích, tư vấn nông dân mua bảo hiểm cho vụ mùa, cho nuôi trồng để giảm thiếu sự mất mác nếu có thiên tai dịch bệnh xảy ra.
d/ Cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước khi có sự cố thiên tai dịch bệnh xãy ra người nông dân mất trắng thì Nhà nước cần chỉ đạo ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ để người nông dân tiếp tục thực hiện công việc của mình và sẽ hoàn trả sau khi việc nuôi trồng ổn định.
3/ Chế biến thủy sản :
Một nhà máy chế biến thủy sản phải được cấp giấy chứng nhận của hệ thống quản lý HACCP, ISO 9000, ISO 20000 tiêu chuẩn này được thị trường Mỹ,EU áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu. Đây là tiêu chuẩn quốc tế và trong nước : Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn là một tiêu chuẩn Quốc tế xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn
Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật, đòi hỏi công nghệ hiện đại trong một qui trình khép kín, an toàn vệ sinh thực phẩm và thường xuyên được cơ quan chức năng quản lý kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo, qui trình sản xuất hiện đại, công suất được nâng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, phải đưa ra được các loại sản phẩm mới, phải phát triển hàm lượng giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ lớn trong sản phẩm.
Phần hình thức phía ngoài (bao bì, mẩu mã, đóng gói, phương pháp chế biến, thành phần, giá cả hợp lý, ghi rõ ngày sản xuất, thời hạn,…) mục đích tạo sự hấp dẫn của sản phẩm
Các thị trường Mỹ, EU, Nhật lấy tiêu chí bán phá giá và vệ sinh an toàn thực phẩm làm rào cản đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt nam.
Thị trường EU: Vệ sinh an toàn thực phẩm là từ nông trại đến bàn ăn.Điều này muốn nói phải kiểm tra vệ sinh ngay từ bắt đầu vào qui trình cho đến tay người tiêu dùng, muốn vậy phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản xuất xứ rỏ ràng của tất cả các loại hàng hóa để tạo nên đầu vào của sản phẩm
Thị trường Mỹ: Bài học đầu tiên sản phẩm thủy sản Việt nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ qua các thương lái Mỹ và được đặt cho cái tên là cá da trơn, qua vụ kiện chống bán phá giá cá philes da trơn từ Việt Nam vào Hoa Kỳ, cá ba sa Việt Nam đánh bại cá da trơn của Mỹ vì giá chỉ bằng 1/5 cá da trơn của Mỹ tại thị trường Mỹ (cá ba sa Việt nam ngon không thua kém cá da trơn của Mỹ ) Chính phủ Mỹ phải đưa ra đạo luật chống bán phá giá và Bộ nông nghiệp và người nuôi cá ở Mỹ tìm mọi cách ngăn cản cá của Việt Nam mang tên cá da trơn, tuy có thành công trong việc ngăn cản cá tra,ba sa Việt Nam được đóng nhản cá da trơn nhưng không thể ngăn nỗi ngày càng nhiều sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam xuất hiện trong các bửa ăn của người dân nước này.Chúng ta thấy rào cản chống bán phá giá, luật ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những hình thức mang tính bảo hộ hàng hóa trong nước mà một số nước lớn trên thế giới sử dụng
Thị trường Nhật: Một số vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm trước khi xuất hàng thủy sản vào thị trường Nhật, Thị trường Nhật là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tuy doanh nghiệp Việt Nam đã làm ăn lâu dài với thị trường đầy khó tính này nhưng các doanh nghiệp vẫn thờ ơ, chủ quan không chú ý đến những thông tin về thị trường này. Riêng thị trường Nhật rất thích mặt hàng tôm Việt Nam tuy nhiên do quá trình ngư dân nuôi xử dụng nhiều dư lượng Trifluralin (chất diệt tảo, nấm , rong rêu nhưng qua nghiên cứu chất này có thể gây ung thư cho người). Tại Việt Nam chất trifluralin chất này đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNTcó hiệu lực ngày 17/05/2010). Như vậy, muốn bán hàng thủy sản vào thị trường Nhật, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thị trường này,với các điều kiện về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động tấn công vào thị trường có tiềm năng lớn này với hình ảnh, uy tín, trung thực và chất lượng đảm bảo.
Nhìn chung Ngành thủy sản đã quá kinh nghiệm, công tác thị trường với các nước tư bản, buôn bán trước khi Việt Nam hội nhập WTO, Từ đầu của những năm đầu 1980 công tác xuất khẩu thủy sản của chúng ta đã phát triển đi thị trường Nhật, HongKong,.. với con tôm, con mực, Bạch tuộc, con cá …đánh bắt trên biển. Nay, ngoài thị trường cũ còn mở rộng sang thị trường EU, Mỹ, Trung quốc, Hàn quốc Australia …với con tôm sú, con tôm He chân trắng vừa đánh bắt vừa nuôi, con cá tra, sa ba nuôi ở đồng bằng sông Cửu long và các loại thủy sản khác, ngoài mặt hàng tươi, thủy sản khô như Mực khô, Tôm khô, cá khô,…nhuyễn thể khô, ruốt khô … cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của ngành.Vì sao những năm khủng hoảng kinh tế nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản ngày càng tăng bởi có nhiều yếu tố trong đó chúng ta thấy được các yếu tố cụ thể : Vệ sinh An toàn thực chống bán phá giá, xuất xứ… tất cả những rào cản trên đều gây cho doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngành thủy sản đã vượt qua ngay trong lúc này con cá Tra, Ba Sa nó đã thành con cá thương hiệu Việt.
Việc vượt rào cản của doanh nghiệp vào các thị trường, bàn tay của Chính phủ, Hiệp hội, rất quan trọng nhưng nội lực của các doanh nghiệp là thiết yếu, phải thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng và khẳng định được mình ngay trong những cuộc đàm phán buôn bán giữa mình và các đối tác nước ngoài, bên cạnh đó phải thông qua các câu lạc bộ, thông qua các luật sư tư vấn luật, văn hóa ,..hỗ trợ nhằm hạn chế những điều không đáng xảy ra. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải xây dựng một sản phẩm của riêng mình hướng khách hàng theo mình tạo nên sự hấp dẫn. Sản phẩm ngày càng trở nên hoàn hảo hơn, tốt, đẹp hơn, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của mỗi thị trường, xác định làm ăn phải uy tín, lâu dài chỉ có như thế thì kinh doanh mới bềnh vững, thành công và ngành thủy sản đã làm được điều đó qua những năm khó khăn nhất trong nạn dịch khủng hoảng toàn cầu vùa qua.
Một chút suy nghĩ về kinh doanh và thị trường, Hiệp hội là những người đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh, như vậy Doanh nghiệp phải phối hợp với Hiệp hội cố gắng nghiên cứu tìm hiểu và không ngại khổ, không ngại sự thất bại hãy tìm những chuyên gia tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp nhằm đạt được mục đích hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, người lao động có việc làm, có thu nhập cao, thì cuộc sống đi lên, đất nước ổn định, vị thế Ngành ngày càng nâng cao trên thương trường Quốc tế