Các công ty gồm Asia Golden Rice, Thai Hua, Ponglarp, Công ty Cổ phần Quốc tế Gia, Shwe Wah Yaung Agriculture Production, VinaFood I, Công ty Cổ phần Hiệp Lợi, Phoenix Global DMCC, Meskay & Femtee Trading, VinaFood 2, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, Olam International, và Capital Cereals.
Các công ty này đến từ Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Giá thầu cho vòng này sẽ được mở vào ngày 20/11.
Theo ông Angel G. Imperial, người phát ngôn của NFA, các điều khoản tham chiếu (ToR) cho vòng đấu thầu này giống với vòng đấu thầu ngày 18/10, phiến thầu chỉ có 47.000 tấn gạo được chấp nhận trong số 250.000 tấn được đấu giá.
Ông Imperial cho biết, tất cả những người tham gia đều đã mua hồ sơ dự thầu với giá 75.000 peso mỗi hồ sơ.
Ông cũng nói thêm, ưu tiên của NFA là đảm bảo giao hàng ngày và trực tiếp đến các cảng được chỉ định cho từng lô.
500.000 tấn gạo được chia thành 9 lô với 14 cảng được chỉ định nhận số lượng sau: 118.000 tấn cho cảng Subic; 75.000 tấn cho Manila; 65.000 tấn cho La Union; 40.000 tấn cho Batangas; 32.500 tấn cho thành phố General Santos; 30.000 tấn cho Tabaco, Albay; 26.700 tấn cho Cagayan de Oro; 25.000 tấn cho Cebu; 20.000 tấn cho Iloilo; 20.000 tấn cho Tacloban; 17.300 cho Zamboanga; 12.500 tấn cho Davao; 10.000 tấn cho Surigao; và 8.000 tấn cho Bacolod.
Một nửa khối lượng (tương đương250.000 tấn) có thời hạn giao hàng đến ngày 31/12, trong khi nửa còn lại sẽ cập cảng ngày 31/1/2019.
Ông Imperial cho biết Philippines hiện có 2,16 triệu tấn gạo được phân loại là nguồn cung dự trữ, tương đương với tiêu thụ trong khoảng 34 ngày, theo Cơ quan Thống kê Philippine (PSA). Ước tính được thực hiện vào ngày 1/ 9. Cơ quan này chưa có dữ liệu cho tháng 10.
Ông Imperial tin lượng gạo dự trữ sẽ tăng lên vì vụ thu hoạch đang diễn ra, và tác động của các cơn bão gần đây tấn công phía bắc Luzon đã giảm.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng