Tiến sỹ Werner Vogels, giám đốc điều hành công nghệ tại Amazon.com đã trình bày chi tiết ví dụ trên trong Hội nghị Gạo Quốc tế lần thứ 5 tổ chức tại Singapore. Dẫn chứng sử dụng HARA – một nền tảng trao đổi dữ liệu blockchain, ông Vogels cho biết hệ thống thưởng này giúp thu thập thông tin vốn rất khó có được trước đây. Theo hệ thống này, các điểm thưởng được cộng vào mỗi lần nông dân cung cấp thông tin. Nông dân có thể sử dụng các điểm thưởng tích lũy này để mua phân bón và các vật tư nông nghiệp cần thiết cho sản xuất ở mức giá chiết khấu.
Với HARA, dữ liệu của nông dân, kèm với chỉ dẫn địa lý, các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đồng ruộng, dữ liệu thời tiết, dữ liệu vệ tinh và thông tin thị trường được thu thập. “Đó là sự khuyến khích đóng góp dữ liệu mà thực chất sẽ ảnh hưởng ngay lập tức lên nông dân. Đây là một hệ thống tuyệt vời để bắt đầu thu thập bộ dữ liệu nhằm hiểu về nông dân”, ông Vogels phát biểu.
Dữ liệu thu thập được không chỉ cung cấp các giải pháp tăng năng suất cho nông dân mà còn cung cấp cho nông dân các lựa chọn khác nhằm nâng cao vị thế tài chính của họ. Đó là bởi HARA cung cấp các bản ghi chép thông tin về nông dân có thể rất hữu ích cho quá trình nộp hồ sơ xin vay vốn. Theo đó, nông dân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng và giảm khả năng họ phải tiếp cận tín dụng đen. “Nhiều nông dân thực sự không có cách nào tiếp cận các nguồn lực tài chính và xét đến việc họ không có danh tính xác định và rất ít có thông tin về nông dân, dẫn đến việc họ khó tiếp cận một khoản vay. Các bộ dữ liệu này đang ngày càng quan trọng cho mọi người tại Indonesia bởi nó thực sự thúc đẩy tiếp cận các dịch vụ như bảo hiểm và tín dụng vi mô cho nông dân”.
Ông Vogels cho biết các dự án tương tự cũng đang triển khai tại Columbia và ông hy vọng sẽ giúp cải htiện được sinh kế của ít nhất 2 triệu nông dân sử dụng các giải pháp tương tự đến năm 2020.
Nghiên cứu mang tính hợp tác cao hơn
Do dữ liệu ngày càng nhiều, hoạt động hợp tác và chia sẻ dữ liệu là rất cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu, ông Vogels nhấn mạnh. “Nghiên cứu trong quá khứ thường phải sử dụng các bộ dữ liệu cá nhân và các kết quả chỉ công bố trên các ấn phẩm”, tuy nhiên, rất ít người có thể tiếp cận nhiều lần với các bộ dữ liệu cho nghiên cứu.
Mục tiêu của dữ liệu mở là thúc đẩy nghiên cứu liên tục và chuyên sâu. “Bạn có thể đưa nghiên cứu của mình tiếp cận với nhiều người hơn bằng cách hợp tác với người khác. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu theo cách truyền thống quá khó khăn”.
Để thuận lợi hóa hợp tác, lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây và công khai dữ liệu là cần thiết. “Lưu trữ đám mây điện toán giúp giảm mạnh chi phí nghiên cứu và thúc đẩy các nghiên cứu bởi mọi người đều có thể tiếp cận với một bộ dữ liệu chung”. Amazon hiện đang vận hành Amazon Web Services (AWS) là một chương trình dữ liệu mở, theo đó dữ liệu từ hàng loạt các tổ chức, bao gồm Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) và NASA đều mở cho tiếp cận.
Đối với IRRI, tổng cộng 3.024 nguồn gene lúa gạo từ 89 nước đã được cung cấp thông tin trong nền tảng trên. Với dữ liệu này, các nhà nghiên cứu có thể xác định các gene gắn với năng suất cây trồng, kháng chịu áp lực khí hậu và kháng bệnh.
Theo Food Navigator Asia