Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 8% và 3,7%.
Trên thị trường thế giới, giá cao su tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) diễn biến tăng, chạm mức cao 4 tháng vào trung tuần tháng 6. Giá cao su tăng do được hỗ trợ bởi giá cao su Thượng Hải tăng do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung bất ổn đã hạn chế đà tăng giá.
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA CAO SU VIỆT NAM THÁNG 5 NĂM 2019
Thị trường cao su nguyên liệu giảm nhẹ trong tháng qua, trái ngược với xu hướng của thị trường thế giới. Thủ phủ cao su Bình Phước bắt đầu cạo mủ trở lại, giá mủ nước giảm từ 290 đồng/độ xuống 285 đồng/độ. Giá mủ tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg. Tính trong nửa đầu năm nay, giá cao su giảm tại Bình Phước và ổn định tại Đồng Nai. Xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc, song giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.
Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 5/2019 ước đạt 53 nghìn tấn với giá trị đạt 99 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu 5 tháng đầu năm đạt 262 nghìn tấn với giá trị 461 triệu USD, tăng 7,5% về khối lượng và tăng 4,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Bốn thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2019 là Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào và Campuchia, chiếm 54,9% thị phần. Trong 4 tháng đầu năm 2019, giá trị nhập khẩu cao su tăng mạnh nhất tại thị trường Mianma (+88%). Ngược lại, thị trường có giá trị nhập khẩu cao su giảm mạnh là thị trường Nga (-48,5%).
NGUỒN NHẬP KHẨU CAO SU CHÍNH CỦA VIỆT NAM THÁNG 5 NĂM 2019