Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành thủy lợi chuyển đổi theo hướng thông minh, đa dụng, đa mục tiêu
04 | 01 | 2022
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Kỳ tích của ngành nông nghiệp trong năm 2021 có sự đóng góp rất lớn của ngành thủy lợi.

Nguồn: Nongnghiep.vn

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 của Tổng cục Thuỷ lợi ngày 31/12, Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn lời bài hát “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” và gửi gắm thông điệp đến các kỹ sư, những người làm công tác thuỷ lợi cần có cảm xúc, ước mơ đem lại những giá trị tốt đẹp cho nông dân, cho xã hội để hành động mạnh mẽ hơn. Qua đó, sẽ tránh được tình trạng “hồ thì dư nước, dân thì thiếu nước”.

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 của Tổng cục Thuỷ lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 của Tổng cục Thuỷ lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Đó không chỉ là tư duy xây dựng hồ, mà là tư duy phát triển ngành thuỷ lợi có trách nhiệm với người dân. Các công trình phải mang tính đa giá trị, tạo cảnh quan để thu hút du lịch, gia tăng thêm giá trị và tạo việc làm cho người dân, nhất là đồng bào thiểu số ít người.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đề nghị Tổng cục Thuỷ lợi phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại nhiều hệ thống thuỷ lợi, nhất là hệ thống Bắc Hưng Hải. Đồng thời phải ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo và khuyến cáo chính quyền các địa phương thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.

Thực hiện kế hoạch trong bối cảnh thời tiết cực đoan, mưa lũ, mặn xâm nhập; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, năm 2021 ngành thủy lợi đã từng bước đổi mới theo hướng “thông minh” đa dụng, đa mục tiêu, trong đó đặc biệt chú trọng về đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước.

 

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tặng bằng khen cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2021. Ảnh: Nguyễn Sinh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tặng bằng khen cho các tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2021. Ảnh: Nguyễn Sinh.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việc bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ tác động của quá trình phát triển kinh tế như xu hướng chuyển đổi mô hình sản xuất, đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển cơ sở hạ tầng...

Trong khi đó, chúng ta chưa đủ nguồn lực để xử lý nước thải, chất thải và rác thải, hệ thống thủy lợi chung đường cấp và thoát nước, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chưa cao. Vì vậy, cần tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan với Bộ NN-PTNT trong việc xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, công tác thủy lợi đã có những dự báo sớm về hạn mặn, nguồn nước, qua đó đã giúp cho việc điều hành sản xuất nhất là gieo cấy ở ĐBSCL và đem lại hiệu quả cao. ĐBSCL là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, do đó quy hoạch thủy lợi cho khu vực này thời gian tới phải chú trọng các giải pháp trong ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đỗ Văn Thành, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa lũ, hạn hán diễn biến cực đoan, bất thường và khó đoán định, tác động của việc sử dụng nước thượng nguồn và suy giảm rừng như hiện nay, cần hỗ trợ các địa phương kinh phí khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, lũ; chỉ đạo dành nguồn lực đầu tư thích đáng đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Để giải quyết những thách thức nội tại của ngành thủy lợi, cần có sự cam kết của cả hệ thống chính trị cũng như đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa.

GS.TS. NGND Lê Kim Truyền, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

GS.TS. NGND Lê Kim Truyền, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

Tại hội nghị, GS.TS Lê Kim Truyền, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam chia sẻ: Một trong những bước ngoặt của ngành thuỷ lợi trong thời gian qua là xây dựng được Đề án An ninh nguồn nước. Đây là “luồng gió mới”, tạo ra những cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư để phát triển ngành thuỷ lợi xứng tầm.

Thứ hai, chúng ta cũng đã lập được Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên phạm vi toàn quốc. Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi chúng ta đều biết quy hoạch phải đi trước, đón đầu. Quy hoạch càng gần với cuộc sống, sát với yêu cầu của thực tiễn thì càng giúp ngành thuỷ lợi phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

 

GS.TS. NGND Lê Kim Truyền, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

GS.TS. NGND Lê Kim Truyền, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: Minh Phúc.

Tại hội nghị, GS.TS Lê Kim Truyền, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam chia sẻ: Một trong những bước ngoặt của ngành thuỷ lợi trong thời gian qua là xây dựng được Đề án An ninh nguồn nước. Đây là “luồng gió mới”, tạo ra những cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư để phát triển ngành thuỷ lợi xứng tầm.

Thứ hai, chúng ta cũng đã lập được Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên phạm vi toàn quốc. Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi chúng ta đều biết quy hoạch phải đi trước, đón đầu. Quy hoạch càng gần với cuộc sống, sát với yêu cầu của thực tiễn thì càng giúp ngành thuỷ lợi phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

 



Báo cáo phân tích thị trường