Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh
Thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết trong tháng 5 ghị nhận hiện tượng thay đổi thời tiết, với tổng lượng mưa tại nhiều khu vực trong cả nước cao hơn mức trung bình nhiều năm khiến cho nhu cầu đường giảm thấp.
Trong nửa đầu tháng 5, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam đang tràn vào, cộng với đường từ vụ ép 2021-2022 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu.
Các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường giảm thấp nên các loại đường giá rẻ có nguồn gốc nhập khẩu đặc biệt là đường lậu đang hoàn toàn làm chủ thị trường và khiến cho đường sản xuất từ mía buộc phải tồn kho.
Nửa cuối tháng 5, tiếp tục xu hướng thống trị của đường nhập lậu và đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Các nhà máy buộc phải giảm giá bán đường đến mức dưới giá thành sản xuất để có tiền thanh toán mía cho nông dân, nhưng cũng không bán được đường.
"Sự bế tắc đầu ra tháng thứ tư liên tục đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại", VSSA nhận định.
Giá đường sản xuất từ mía trong nước tùy phẩm cấp đường (chất lượng và cỡ hạt) và đường nhập lậu (giá có VAT, đồng/kg) dao động ở mức như sau:
VSSA dự báo các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 6 và các tháng kế tiếp. Ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường và chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới.
"Giá đường tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn nhiều so với giá đường của các quốc gia trồng mía lân cận (Trung quốc, Indonesia, Philippine)", Hiệp hội mía đường Việt Nam cho hay.