Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THÁNG 7/2022
17 | 08 | 2022

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TÌNH HÌNH CHUNG

 

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỷ USD, tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu. Trong số các nhóm mặt hàng nông lâm thủy sản, Hoa Kỳ đang mua nhiều nhất hạt điều, thủy sản, gỗ, trái cây của Việt Nam. Trong đó, riêng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 66,8% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng nông sản sang Hoa Kỳ trong nửa đầu năm nay.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa kỳ trong tháng 6/2022 là gỗ và các sản phẩm gỗ (chiếm 66,8%), thủy sản (17,8%), hạt điều (5,9%). So với tháng 5/2021, tất cả các mặt hàng NLTS của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều có kim ngạch tăng như: cà phê tăng 48,2%, gạo tăng 19,2%, chè tăng 7,1%. (Chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Dư địa xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ rất lớn, tuy nhiên các chuyên gia nhận định doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm rõ các tiêu chuẩn theo yêu cầu. Từ khi trái thanh long được chính thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2008, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng trái cây được phép xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch ngày càng tăng và dự kiến trái bưởi đã sắp sửa được cấp phép xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài trái cây, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng đang tăng theo từng năm. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở gạo phục vụ chế biến, gạo cho các nhà hàng, người tiêu dùng Hoa Kỳ hiện cũng đã biết nhiều đến gạo chất lượng cao nấu ăn ở nhà của Việt Nam. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khiến hoạt động giao thương trở lên thông suốt. Tuy nhiên, với việc “siết chặt” các tiêu chuẩn, điều kiện khiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó. Chẳng hạn, nếu như trước đây thị trường Hoa Kỳ cho phép trái dừa xuất khẩu chỉ cần gọt hết vỏ xanh thì nay họ lại yêu cầu phải gọt đến tận sọ.

Để phát huy được tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ, các chuyên gia cho rằng, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các hợp tác xã và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo ra một vùng trồng quy mô lớn, theo một tiêu chuẩn đồng nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung và cũng có thể xuất khẩu đi nhiều thị trường khác nhau như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia hay cả Trung Quốc. Nếu làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào của nông sản.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường