Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch trên 13.000 ha mía vụ sớm
19 | 09 | 2007
Niên vụ mía đường 2007 - 2008, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trồng được hơn 60.000 ha, trong đó nhiều nhất là Hậu Giang gần 15.600 ha, Long An 15.000 ha, Sóc Trăng 13.000 ha. Hiện nay, trà mía sớm tại hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đang bắt đầu thu hoạch với diện tích trên 13.000 ha và năng suất đạt trên 70 tấn/ha.
Niên vụ mía đường 2007 - 2008, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trồng được hơn 60.000 ha, trong đó nhiều nhất là Hậu Giang gần 15.600 ha, Long An 15.000 ha, Sóc Trăng 13.000 ha. Hiện nay, trà mía sớm tại hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đang bắt đầu thu hoạch với diện tích trên 13.000 ha và năng suất đạt trên 70 tấn/ha.

Vùng mía nguyên liệu khu vực ĐBSCL chiếm 24% về diện tích và khoảng 31% sản lượng mía đường nguyên liệu của cả nước. Vùng trồng mía sớm của tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang tập trung ở các huyện Mỹ Tú và Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang). Với địa hình trũng thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt sông Cửu Long. Rút kinh nghiệm từ các vụ trước, nông dân trồng mía đường đã áp dụng triệt để chủ trương "né lũ" bằng các giải pháp như: bố trí lịch thời vụ hợp lý, chủ động trong các khâu thủy lợi, làm đất, thời điểm xuống giống, tuyển chọn các giống mía ngắn ngày, chín sớm và chữ đường cao với chu kỳ sinh trưởng tương đối ngắn, chủ lực là giống ROC 16.

Năm nay các nhà máy đường khu vực ĐBSCL đã liên kết hình thành mức giá thu mua hợp lý, bảo đảm nông dân có lãi và hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhằm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Công ty mía đường Sóc Trăng đã hợp đồng bao tiêu trên 80% diện tích mía trong tỉnh, trong đó huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) - vùng mía nguyên liệu tập trung lớn nhất ĐBSCL có 100% diện tích được hợp đồng bao tiêu. Giá mía nguyên liệu đầu vụ được các nhà máy đường thu mua 370 đồng/kg (chữ đường đạt 10 CCS), cao hơn thương lái mua tại vườn từ 50 đến 70 đồng/kg. Với giá này, nông dân có thể thu lợi nhuận 45 đến 48%.



Nguồn: chebien
Báo cáo phân tích thị trường