Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá xuất khẩu hạt điều 9 tháng đầu năm 2007
20 | 11 | 2007
Diễn biến giá xuất khẩu hạt điều từ năm 2005 đến nay có nhiều biến động lớn. Giá điều xuất khẩu sau khi bị giảm mạnh từ mức 5.000 USD/tấn xuống còn 4.000 USD/tấn vào những tháng cuối năm 2005, sang năm 2006 giá điều xuất khẩu đã được cải thiện.

Đến quý I năm 2007 giá xuất khẩu điều chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2006, nhưng sang quý II giá tăng khá, đặc biệt là quý III giá xuất khẩu tăng cao, đạt 4.216 USD/tấn. Nhìn chung, giá xuất khẩu điều 9 tháng đầu năm 2007 có mức trung bình đạt 4.194 USD/tấn (FOB) Việt Nam. Cùng kỳ năm 2006, giá xuất khẩu điều chỉ đạt 3.992 USD/tấn (FOB).

Tháng 9/2007, giá xuất khẩu hạt điều tới hầu hết các thị trường chính đều tăng, cụ thể: xuất khẩu tới Mỹ – thị trường xuất khẩu hạt điều chính của nước ta, giá xuất 4.477 USD/tấn, tăng 1% so với tháng trước và tăng tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái; tới Hà Lan đạt 4.401 USD/tấn, tăng nhẹ so với tháng trước, tăng 4% so với tháng 9/2006; Trung Quốc giá 3.952 USD/tấn, tăng 6% so với tháng 8/07 và tăng tới 21% so với cung kỳ năm ngoái; tới Ôxtrâylia, giá xuất khẩu tương đối cao (giá 4.466 USD/tấn, tăng 2% so với tháng trước, tăng 7% so với tháng 9/07), tuy nhiên lượng xuất khẩu vẫn ở mức khiêm tốn…

Giá xuất khẩu hạt điều tới một số thị trường chính trong tháng 9/2007.

Thị trường chính
Tháng 9/2007
So với tháng 8/2007
So với tháng 9/2006
L­ượng (tấn)
Đơn giá (USD)
% về lượng
% về giá
% về lượng
% về giá
Mỹ
4.972
4.477,34
-13,09
0,98
24,21
9,34
Hà Lan
2.032
4.401,21
-24,71
0,1
120,63
4,09
Trung Quốc
1.941
3.952,59
-8,10
5,94
-29,26
21,02
Ôxtrâylia
1.153
4.466,22
-23,49
2,22
-20,97
6,67
Anh
872
4.711,08
-14,26
0,52
119,65
-5,35
Nga
507
4.500,12
-28,69
5,27
-25,99
14,31
Canađa
222
4.359,55
-39,51
-5,93
-39,34
9,47
Niuzilân
164
4.409,88
-15,90
2,75
47,75
10,8
Đài Loan
143
5.053
44,44
3,62
180,39
12,01
Đức
159
4.509,57
-28,38
3,86
-9,14
3,38

Doanh nghiệp xuất khẩu

Tháng 9/2007 – Việt Nam có 116 doanh nghiệp tham ra xuất khẩu hạt điều, giảm 16 doanh nghiệp so với tháng trước. Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu có tới 13 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 1 triệu USD - đứng đầu là Cty TNHH Olam Việt Nam đạt 3,4 triệu USD, doanh nghiệp xuất khẩu chính là Mỹ đạt 616 ngàn USD, Nga 563 ngàn USD, Hà Lan 548 ngàn USD; đứng thứ về kim ngạch xuất khẩu trong tháng là Cty Vật tư Tổng hợp Phú Yên đạt 3,3 triệu USD, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ 1,5 triệu USD, Hà Lan 928 ngàn USD, Trung Quốc 282 ngàn USD; đứng thứ 3 là Cty Vật tư Tổng hợp Phú Yên đạt 2,8 triệu USD, doanh nghiệp xuất khẩu chính là Mỹ đạt 1,3 triệu USD, Hà Lan 659 ngàn USD, Trung Quốc 244 ngàn USD … và một số doanh nghiệp khác (chi tiết xem ở bảng dưới)

13 doanh nghiệp xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 triệu USD trong tháng 9/2007

(Doanh nghiệp dùng tham khảo)

STT
Doanh nghiệp
TT chính
Kim ngạch
STT
Doanh nghiệp
TT chính
Kim ngạch
1
Cty TNHH Olam Việt Nam
Mỹ
616.783
7
Cty Cổ phần Chế biến hàng XK Long an
Mỹ
748.238
Nga
563.916
Australia
375.059
Hà Lan
548.833
Trung Quốc
302.622
Trung Quốc
393.801
Ukraina
157.490
Tổng
3.460.197
Tổng
2.357.252
2
Cty Vật tư Tổng hợp Phú Yên
Mỹ
1.545.647
8

Cty Cổ phần XNK Hạt điều và Hàng Nông sản Thực phẩm TP.HCM

Australia
778.472
Hà Lan
928.934
Mỹ
696.750
Trung Quốc
282.373
Hà Lan
356.287
Tổng
3.301.001
Tổng
2.349.055
3
Cty XK Nông Sản Ninh Thuận
Mỹ
1.354.487
9
Cty TNHH Thực phẩm Dân Ôn
Mỹ
1.537.237
Hà Lan
659.017
Canada
245.066
Trung Quốc
244.128
Tổng
1.857.371
Australia
198.306
10
Cty TNHH Chế biến Nông sản Thực phẩm XK Tân An
Hà Lan
719.458
Tổng
2.823.119
Mỹ
496.805
4
Cty TNHH Hoàng Sơn I
Mỹ
1.015.551
Trung Quốc
100.796
Anh
707.677
Tổng
1.839.855
Hà Lan
203.054
11
DNTN Xuân Lộc Phát
Mỹ
693.400
Australia
148.123
Hà Lan
308.973
Tổng
2.583.998
Tây Ban Nha
184.059
5
Cty TNHH SX và XK Nông sản Đa Kao
Hà Lan
818.802
Tổng
1.718.553
Mỹ
764.899
12
Cty TNHH Thảo Nguyên
Trung Quốc
863.822
Australia
370.863
Mỹ
649.389
Tổng
2.554.826
Tổng
1.572.955
6
Cty Chế biến XNK Nông sản Thực phẩm Đồng Nai
Nga
653.327
13
Cty TNHH Nam Long
Anh
419.627
Mỹ
392.500
Nga
189.241
Australia
368.213
Đài Loan
152.711
Tổng
2.422.515
Tổng
1.224.943
13
Cty Cổ phần XNK Tổng hợp I Việt Nam
Mỹ
1.115.429
Nga
74.550
Tổng
1.189.979

Một số thông tin khác

Mặc dù hạt điều Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới nhưng các nhà sản xuất, xuất khẩu điều vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn thách thức. Đó là, giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu do tỷ lệ thành phẩm so với nguyên liệu cao nên giá thành cao. Tình trạng “tranh mua” nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề lao động cũng là một yếu tố khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành điều. Thực tế, ngay tại vùng nguyên liệu lớn nhất của cả nước là Bình Phước vẫn tồn tại tình trạng thiếu lao động. Năng suất lao động của người lao động hiện nay vẫn còn thấp do tích chất của ngành điều là làm thủ công. Hơn nữa, chi phí để sản xuất ra 1 kg điều thành phẩm tương đối cao. Cụ thể, bà Nông Thị Hồng Dung – Phó giám đốc Công ty chế biến hạt điều Lạc Long Quân cho biết, “Việc bóc tách phơi sấy hạt điều đòi hỏi làm thủ công nên đẩy chi phí lên cao. Trung bình chi phí cho việc bóc tách nhân điều khoảng 16.000 đồng/kg. Chi phí mua nguyên liệu là 12.200 đồng/kg và cần 4 kg điều nguyên liệu để làm ra 1 kg nhân điều thành phẩm”.

Thiếu nguyên liệu để phục vụ sản xuất, thiếu lao động, chi phí sản xuất cao dẫn đến việc tăng trưởng trong ngành điều không ổn định. Có những năm lợi nhuận rất cao, thậm chí có một số doanh nghiệp có tỷ lệ lãi thu hồi là 40%. Đến năm sau giá điều nguyên liệu bị đẩy lên cao, khiến cho giá thành sản xuất điều cũng tăng theo, có những lúc còn cao hơn giá bán trên thị trường thế giới, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ. Trung bình biên độ tính vòng quay lãi lỗ của ngành điều là 3 năm/lần. Vì vậy, trong hai năm vừa qua, ngành điều làm ăn thua lỗ nên các doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn từ ngân hàng. Không có vốn kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và xuất khẩu.

Vấn đề hải quan hiện nay cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu và xuất khẩu điều nguyên liệu. “Thủ tục hải quan hiện nay khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn, phải chứng minh thuế hải quan trong khi các lô điều thường không giống nhau. Hải quan luôn “nghi ngờ” các doanh nghiệp khai gian về chất lượng điều. Vì vậy, các doanh nghiệp mong muốn có cơ chế làm sao để chứng minh cho hải quan thấy được các doanh nghiệp tuân thủ theo đúng yêu cầu của hải quan, tạo thuận lợi trong việc xuất xuất khẩu điều”, bà Dung cho biết.

Bên cạnh những khó khăn trên thì ngành điều Việt Nam đang có những cơ hội thuận lợi để phát triển và khẳng định vai trò của mình trên thị trường quốc tế với tư cách là nước sản xuất và cung ứng nhân hạt điều đứng đầu thế giới. Theo ý kiến nhận định của một số chuyên gia thì nguyên liệu điều của Việt Nam rất tốt, thổ nhưỡng đất đai phù hợp để cây điều phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Thậm chí đã có một số khách hàng trên thế giới yêu cầu hàng điều xuất phải ghi rõ xuất xứ từ Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đã có những nhà máy lớn đáp ứng đủ tiêu chuẩn ISO để cạnh tranh được với nước ngoài. Thị phần xuất khẩu của những nhà máy này chiếm 25% trên tổng thị phần xuất khẩu điều của cả nước. Những yếu tố này đã tạo ra áp lực đủ lớn để các nước xuất khẩu khác như ấn Độ và Brazil phải quan tâm và đồng ý về nguyên tắc xúc tiến thành lập một tổ chức dưới dạng Hiệp hội Điều cho toàn thế giới. Vì vậy, định hướng phát triển từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, định hướng phát triển bền vững cho ngành hàng điều là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền trong thời gian tới. Nếu có bước đi đúng, ngành điều Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia hội nhập sâu rộng hơn, tăng cường vị trí vai trò trong điều phối lượng cung và giá cả nhân hạt điều trên thế giới.



Nguồn: thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường