Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Lạm phát và 3 giải pháp đối phó khẩn cấp của Thủ tướng Pháp
20 | 03 | 2008
Cùng với nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ, cùng sự biến động mạnh của thị trường dầu lửa, thị trường vàng thì mối đe doạ giá cả thực phẩm leo thang cũng góp phần đè nặng lên kinh tế toàn cầu. Theo Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp cho biết thì từ tháng 12/2006 đến tháng 12/2007, giá thực phẩm trên thế giới tăng 3,1% và dự kiến tới tháng 6/2008 sẽ lên đến 3,9% so với cùng kì năm ngoái
Cùng với nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ, cùng sự biến động mạnh của thị trường dầu lửa, thị trường vàng thì mối đe doạ giá cả thực phẩm leo thang cũng góp phần đè nặng lên kinh tế toàn cầu. Theo Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp cho biết thì từ tháng 12/2006 đến tháng 12/2007, giá thực phẩm trên thế giới tăng 3,1% và dự kiến tới tháng 6/2008 sẽ lên đến 3,9% so với cùng kì năm ngoái. Điển hình một số quốc gia tại Châu Á như: Trung Quốc: nền kinh tế có thể nói là “cứu tinh ”của kinh tế Châu Á, tỉ lệ lạm phát rất cao vào thời điểm kết thúc tháng 1/2008. “Bão giá” vẫn đang lan rộng trên thị trường trong nước của nước này. Giá thực phẩm tăng cao, đặc biệt là mặt hàng thịt, đã đẩy tỉ lệ lạm phát của Trung quốc từ 6,5% (tháng 12/2007) lên đến 7,1% trong tháng đầu tiên của năm 2008. Lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao bất chấp các biện pháp Chính phủ Trung Quốc đưa ra.

Cũng như vậy, thị trường thực phẩm tại Pháp cũng cùng chung số phận?
Năm 2007, một năm đầy biến động của nước Pháp- một trong những quốc gia trụ cột và nền kinh tế đầu tàu của Châu Âu. Một trong những khó khăn mà quốc gia này phải đối mặt, đó là vấn đề giá cả thị trường lương thực-thực phẩm tăng mạnh khiến áp lực lạm phát ngày càng căng thẳng.

Thực trạng thị trường lương thực thực phẩm tại Pháp trong ba tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
Theo như nhận xét của 60 triệu khách hàng được hỏi thì giá những sản phẩm như: bơ, sữa chua, mứt tăng vọt từ 5% đến 48%.

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu thị trường quốc gia Pháp dựa trên những số liệu của Hãng Nielsen , thì từ tháng 9/2007 đến tháng 1/2008, giá lương thực thực phẩm tăng đột biến, giá những mặt hàng như: bơ, sữa chua, mứt, ngũ cốc, bánh bích quy, bánh mì, gạo hay một số loại jambon đều tăng mạnh từ 5% đến 48%. Trên 1055 sản phẩm từ sữa và ngũ cốc thì có đến gần một nửa tăng giá, trong đó 200 mặt hàng tăng hơn 10%. Tuy nhiên thì cũng có khoảng gần 60 sản phẩm giảm giá vài phần trăm. Tổng biên tập Tạp chí tháng 3 này của Viện, bà Marie-Jeanne Husset nhấn mạnh: giá nguyên liệu tăng cũng không thể chứng minh cho việc giá tăng trên diện rộng, điều này vẫn còn tiếp diễn vào tháng 2”. Cũng theo bà thì giá sữa chỉ bằng 1/3 giá sữa chua, do vậy sẽ phải giải thích thế nào về việc giá của một số loại sữa chua tăng 40%. Hãng Nielsen nhận định, giá các mặt hàng tăng chung vào tháng 1 và xu hướng này còn tiếp tục, thậm chí tăng đến hơn 10% đối với những sản phẩm như: mứt, trứng, sữa trong 4 tháng liên tiếp. Cũng theo Nielsen và Viện thống kê quốc gia thì vấn đề này còn kéo dài 1 thời gian nữa, giá tiêu dùng tại Pháp tăng 2,8% trong suốt 12 tháng của năm 2007-kỉ lục lạm phát trong lịch sử kinh tế Pháp kể từ tháng 5/1992, và dự đoán con số này sẽ là 4% trong năm 2008 (Giám đốc hãng truyền thông hợp tác nông thôn Pháp, Ông Christophe Lefebre )..

Nhà sản xuất và phân phối đều hưởng lợi
Các nhà phân phối và nhà công nghiệp thì đổ vấy tội cho nhau. Giới lãnh đạo những xí nghiệp vừa và nhỏ cho rằng việc giá bột mì tăng 72%, giá trứng tăng 36% và cho rằng các nhà công nghiệp ép buộc các nhà phân phối tăng giá cao. Giới chủ những nhà phân phối thì cho rằng việc tăng giá công nghiệp không được chứng thực. Theo lời đánh giá của bà Husset thì có một mánh khoé trong lời nói của những nhà công nghiệp và phân phối, cả 2 bên cùng có lợi khi giá nguyên liệu tăng vọt.

Mặc dù lợi nhuận tăng 12% vào năm 2007 nhờ vào việc tăng giá nguyên liệu nhưng những nhà sản xuất lại không muốn chịu trách nhiệm về vấn đề lạm phát. Giám đốc Hãng truyền thông hợp tác nông thôn- ông Christophe Lefebre cho biết: “Giá sữa tăng không hề có lợi cho người tiêu dùng. Thực trạng giá cả leo thang hiện nay chính là một vấn đề muôn thuở giữa những nhà sản xuất, những người trung chuyển và nhà phân phối”, Thierry Pouche, một chuyên viên cơ quan nghiên cứu kinh tế kết luận.

3 giải pháp khẩn cấp: Khả năng tác động?
Đối mặt với cuộc luận chiến về “cơn bão giá” lương thực-thực phẩm và tìm lại sức mua của người tiêu dùng, Thủ tướng Pháp, ông François Fillon đã đưa ra 3 giải pháp khẩn cấp:

- Công tác kiểm tra lại giá cả các ngành hàng thực phẩm sẽ được đưa ra trước 10/3/2008

- Để trợ giúp công việc kiểm tra này, các cơ sở của Bercy được giao nhiệm vụ tiến hành các cuộc kiểm tra chặt chẽ đối với các nhà phân phối. Về điểm này, chủ yếu là tấn công vào những nơi các nhà công nghiệp lợi dụng tình hình giá cả trên thế giới tăng để tăng mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

- Nhưng trên tất cả,mọi thứ phải được thay đổi. Bộ luật về hiện đại hoá kinh tế sẽ được ban hành. Đặc biệt với việc tạo ra “sự cạnh tranh cao” nhằm “thúc đẩy cạnh tranh”, khi cạnh tranh mạnh, giá sản phẩm giảm, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi. Từ đây, luật Chatel có hiệu lực sẽ giảm ngưỡng bán hàng giá rẻ.

Tuy nhiên, ông François Hollande-thư kí đảng Xã hội đã chỉ trích và cho rằng đây là việc làm không đem lại hiệu quả gì của chính phủ.

Biên dịch: Hoàng Ngọc Dung (agroinfo)

Xem tin gốc tại:
http://www.liberation.fr/actualite/economie_terre/311922.FR.php



Báo cáo phân tích thị trường