Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
8 lý do để Việt Nam vẫn phát triển mạnh
22 | 04 | 2008
GDP tăng trưởng chậm lại và tỉ lệ lạm phát cao đang gây ra những lo ngại về viễn cảnh kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered trong chuyên mục “On the ground in Vietnam” vừa được công bố vẫn đưa ra 8 lý do để Việt Nam phát triển mạnh.
Lạc quan về viễn cảnh cơ cấu kinh tế của Việt Nam nhưng chuyên gia của Standard Chartered cũng khuyến nghị: để giảm “sốc” cho nền kinh tế, Việt Nam nên tập trung vào kiềm chế tăng giá thông qua những chính sách được tiến hành từng bước một nhưng kiên quyết, và ít nhất là trong ngắn hạn phải chấp nhận việc nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đã đề ra.
Hưởng lợi từ mở cửa
Theo chuyên gia của Standard Chartered, Việt Nam đạt được ít nhất là ba lợi ích từ việc mở cửa thương mại.
Trước hết, “không gian” cho tăng trưởng sẽ tăng thêm. Thay vì chỉ dựa vào nhu cầu nội địa, nền kinh tế Việt Nam có thể “tranh thủ” nhu cầu bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng.
Lợi ích thứ hai là thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Với mức thu nhập còn tương đối thấp đồng nghĩa với việc thị trường nội địa Việt Nam chưa đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, nhờ việc có thể tăng cường tiếp cận với các thị trường bên ngoài, các công ty đa quốc gia sẽ thấy “đáng” đầu tư vào Việt Nam hơn, để từ đó thúc đẩy sự luân chuyển của các dòng vốn, công nghệ và bí quyết.
Lợi ích của việc dễ dàng tiếp cận thị trường xuất khẩu hơn được nhìn thấy từ tỷ lệ gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trong GDP, từ 30% vào năm 1996 lên 67% vào năm 2007, một trong những tỷ lệ cao nhất trong các nền kinh tế châu Á. Tính về giá trị, xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 7,2 tỉ USD lên 48,4 tỉ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình là 19%/năm.
Kết hợp những yếu tố kể trên với một môi trường chính trị tương đối ổn định, sự hỗ trợ hành chính mạnh mẽ dành cho ngành kinh doanh, không có nạn khủng bố, giá lao động cạnh tranh và các khuyến khích về đầu tư, Việt Nam đã tự đưa mình trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn cho sự đa dạng hóa sản xuất so với các địa điểm khác.
Riêng với các nhà đầu tư Nhật Bản thì còn có một lý do quan trọng nữa khiến họ quan tâm tới Việt Nam, đó là “sự đa dạng hóa rủi ro” thay vì chỉ tập trung vào Trung Quốc, để từ đó hình thành khái niệm “Trung Quốc +1”.
Ưu thế về dân số
Nhìn vào dân số của Việt Nam, chuyên gia của Standard Chartered nhận định có hai lý do để kinh tế Việt Nam phát triển mạnh.
Xét về lực lượng lao động, quy mô hiện tại và mức tăng trong thời gian tới sẽ hỗ trợ cho ngành sản xuất cần nhiều lao động. Mặc dù mức lương hiện tại đang ngày càng tăng nhưng chi phí nhân công vẫn rất cạnh tranh, trừ những lĩnh vực cần lao động lành nghề và có trình độ cao đang rất khan hiếm.
Thị trường chứng khoán bùng nổ đã thu hút các nhân lực tài chính giỏi từ khối ngân hàng. Nhu cầu về các vị trí quản lý trung và cao cấp cũng đang ngày càng gia tăng của các công ty trong nước và nước ngoài đang đặt áp lực ngày càng gia tăng về tiền lương và các chế độ đãi ngộ. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các ngành nghề khác như luật và kế toán.
Xét về khía cạnh tiêu dùng, số lượng 85 triệu người tiêu dùng là quá nhiều. Với sức mua hy vọng sẽ tăng gấp đôi trong 6-7 năm tới và gấp ba vào năm 2025, Việt Nam có thể sẽ là một nguồn phát triển khác đối với rất nhiều nhà bán lẻ trong những năm tới. Mức tăng về nguồn cung cấp tài chính cá nhân, khi GDP trên đầu người tăng trên 1.000 USD cũng sẽ giúp tăng cường sức chi tiêu.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam nhận thức rất rõ về giá trị thương hiệu và sẵn sàng trả cho các sản phẩm ưu việt nếu họ có thể.
Tỷ lệ tiết kiệm ở Việt Nam là tương đối cao so với khu vực và đang tăng lên theo thời gian, từ mức chỉ là 3% trong năm 1990 lên hơn 30% trong năm 2006. Trong khi số tiền tiết kiệm này có thể được đưa vào đầu tư, ngoài việc dùng vào chi tiêu, thì tỷ lệ tiết kiệm được coi như là một thước đo đối với sức tiêu dùng tiềm năng của Việt Nam.
Con dao hai lưỡi
Vấn đề được chuyên gia của Standard Chartered quan tâm hơn cả là lạm phát và các dòng vốn.
Mặc dù, bốn dòng vốn quan trọng (đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, kiều hối và hỗ trợ phát triển chính thức) mang lại nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Nhưng khuyến cáo được đưa ra là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn cần phải quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt để giảm sức nóng và sức ép do lạm phát quá cao, lên tới 19,4%/năm trong tháng 3/2008.
Trong thời gian tới, chuyên gia của Standard Chartered nhận định vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá cả sẽ “thuyên giảm”. Đây là một thách thức khá lớn, khi Việt Nam đang cần thêm nhiều công cụ để quản lý dòng vốn vào trong bối cảnh việc kiểm soát vốn còn khá tự do.
Các nhà phân tích của Standard Chartered cũng dự báo rằng cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam có thể sẽ tiếp tục thâm hụt trong những năm tới, nhưng sức ép tăng giá đối với đồng tiền VND có lẽ sẽ suy giảm do dòng vốn vào vẫn đang tăng mạnh.
Vốn FDI cam kết đạt hơn 20 tỉ USD, chiếm gần 30% GDP trong nền kinh tế 70 tỉ USD của VN. Điều này cho thấy Việt Nam phụ thuộc vào nguồn vốn FDI nhiều hơn Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác, đó là còn chưa kể đến công nghệ và trình độ quản lý.
Kết hợp cả FDI, ODA, và kiều hối, Việt Nam sẽ có thể nhận được dòng tiền vào tổng cộng khoảng 30 tỉ USD trong năm 2008, chưa tính đến đầu tư gián tiếp. Con số này vượt qua dự báo của Standard Chartered về thâm hụt thương mại trong năm 2008 là 20 tỉ USD.
Với dòng tiền khổng lồ này, nền kinh tế Việt Nam sẽ không thiếu vốn để phát triển. Nhưng chuyên gia của Standard Chartered lưu ý rằng sự “rủng rỉnh” đó có thể trở thành “con dao hai lưỡi”.
Đặc biệt, chuyên gia còn đưa ra cảnh báo là dòng vốn đổ vào Việt Nam có thể “đổi chiều” nếu như nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh tế và kinh doanh của Việt Nam, chẳng hạn như tác động của lạm phát cao, dòng vốn vào có thể chậm lại, hoặc đổi hướng di chuyển ra bên ngoài.
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, với tình trạng thâm hụt thương mại lớn và kéo dài, sự đổi hướng của dòng vốn có thể có tác động rất mạnh tới ngành tài chính của Việt Nam. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần theo đuổi chính sách tiền tệ đáng tin cậy và cải tổ các quy trình để củng cố niềm tin của nhà đầu tư, nhằm duy trì sự ổn định.
* 8 lý do để Việt Nam phát triển mạnh:
1) Sự ổn định về chính trị - nền tảng vững chắc cho sự phát triển
2) Theo xu hướng toàn cầu hóa - một trong những nền kinh tế mở cửa nhất tại châu Á
3) Sự phát triển của khu vực - những điều đạt được từ hội nhập vào ASEAN
4) Đa dạng hóa rủi ro
5) Xu hướng dân số - trẻ và năng động
6) Tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng lôi cuốn tầng lớp trung lưu
7) Nguồn vốn dồi dào - con dao hai lưỡi
8) Bài học từ các nước láng giềng - sự phát triển nhảy cóc.
Theo VnEconomy
Các Tin Khác
Đầu tư thế nào là hợp lý?
24 | 09 | 2008
Bản tin thực phẩm tuần từ 21/04 - 26/04/08
24 | 04 | 2008
Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng
22 | 04 | 2008
Chính phủ lo giữ đất trồng lúa
22 | 04 | 2008
Thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt
22 | 04 | 2008
TS Phan Quốc Công, Tổng Giám đốc ICP: Khác biệt hay là chết
21 | 04 | 2008
Sản lượng gạo thế giới sẽ tăng, thương mại gạo sẽ giảm
21 | 04 | 2008
Không thu thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất
21 | 04 | 2008
Thương hiệu Việt: Một năm nhìn lại sau khi gia nhập WTO
21 | 04 | 2008
“Việt Nam đang dùng đúng liều thuốc chữa lạm phát”
20 | 04 | 2008
Tin Liên Quan
8 lý do để Việt Nam vẫn phát triển mạnh
4/22/2008 12:00:00 AM
Ngành thủy sản Việt Nam có bước tăng trưởng ấn tượng
11/3/2010 12:00:00 AM
Con đường thành “sao”
1/10/2008 12:00:00 AM
Thị trường Thái lan: Chè Việt Nam có nhiều khả năng thâm nhập
10/4/2007 12:00:00 AM
Thị trường Nga có nhu cầu lớn về cá phi lê Việt Nam
8/11/2008 12:00:00 AM
Việt Nam, nhân tố mới trong cuộc đua
12/17/2007 12:00:00 AM
Tăng trưởng xuất khẩu trên nền tảng phát triển ngành hàng và thị trường
9/12/2007 12:00:00 AM
Gỗ Việt đóng thuyền ra biển lớn
7/15/2007 12:00:00 AM
Chiến lược phát triển năm 2008 của Manulife tại Việt Nam
12/25/2007 12:00:00 AM
Ba kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài
1/10/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn