Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
26 | 09 | 2008
Thịt ngoại nhập tràn lan đang là một trong những thủ phạm “giết” ngành chăn nuôi trong nước. Vì sao một nước nông nghiệp như VN lại phải chịu nghịch lý này? Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đức Bình - phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN. Ông Bình cho biết:
- Nói thịt nhập đang góp phần “giết chết” ngành chăn nuôi là hoàn toàn chính xác, nhưng không phải do những sản phẩm này có giá rẻ mà cách thức nó xâm nhập thị trường VN.
Theo cam kết WTO, đến năm 2012 VN mới phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu sản phẩm thịt heo xuống còn 25% và 15% tùy loại. Tương tự là các sản phẩm thịt gà cũng được cắt giảm thuế xuống 15%. Tuy nhiên, vừa qua chúng ta đã sớm cắt giảm thuế suất nhập thịt heo xuống còn 20% và 12% đối với thịt gà. Điều này đã khiến ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.
Cho đến nay, khi sản phẩm thịt nhập đã tràn ngập thị trường VN, hàng loạt hộ chăn nuôi đã và đang rơi vào cảnh phá sản, người chăn nuôi mới “bật ngửa” ra trước thông tin thuế nhập khẩu các sản phẩm thịt đã giảm mạnh. Hầu như không một người chăn nuôi nào - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc điều chỉnh thuế này - nhận được thông tin một cách đầy đủ về việc cắt giảm thuế này. Ngay cả ngành nông nghiệp cũng không có bất cứ khuyến cáo nào để người chăn nuôi có thể chủ động giảm đàn, ngừng chăn nuôi, hoặc có biện pháp đối phó hiệu quả trước nguy cơ cạnh tranh với thịt nhập. Điều ngạc nhiên là đến nay chúng ta chưa có bất cứ một bộ tiêu chuẩn nào để kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thịt nhập. Ai đảm bảo được số thịt nhập này không có tồn dư chất tăng trưởng, chưa kể hàng loạt phụ phẩm cũng dễ dàng đưa vào thị trường VN... và trong thực tế chưa thấy cơ quan nào kiểm soát vấn đề này. * Nhưng giá thịt nhập thấp hơn nhiều so với thịt sản xuất trong nước, vì sao thưa ông ?
Nuôi gà công nghiệp ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM - Ảnh: N.C.T.
- Giá thịt nhập rẻ hơn so với thịt sản xuất trong nước vì được xem là những mặt hàng phụ phẩm, không được người tiêu dùng các nước ưa chuộng mới xuất qua VN. Chẳng hạn, thói quen tiêu dùng tại các nước Âu, Mỹ là chọn ức gà và được bán với giá rất cao, các bộ phận còn lại trong con gà được bán với giá rất rẻ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận giá thành chăn nuôi tại VN hiện nay quá cao, hơn 20% so với các nước trong khu vực, trong khi các nước trong khu vực cũng có giá thành cao hơn 20% so với các nước có ngành chăn nuôi phát triển. Có rất nhiều yếu tố khiến giá thành chăn nuôi ở VN quá cao như hiện nay, đó là thuế VAT 5% đối với thức ăn chăn nuôi (TACN) trong khi các nước trong khu vực không có thuế suất này. Rồi chi phí vận chuyển tăng, lãi suất ngân hàng cao, năng suất chăn nuôi của người nông dân thấp, đặc biệt là giá bán các sản phẩm TACN không ổn định và quá cao... * Trong các yếu tố kể trên, giá TACN đang gây rất nhiều bức xúc đối với người chăn nuôi do cao hơn các nước trong khu vực. Ngay cả trong thời điểm giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh thời gian qua nhưng giá TACN cũng chỉ giảm nhẹ ? - Sự bức xúc của người chăn nuôi là hoàn toàn có cơ sở. Trong khi người chăn nuôi đang khốn đốn, các nhà sản xuất TACN không những không chia sẻ với họ mà còn góp phần gây thêm khó khăn. Cụ thể, trong ba tháng qua giá nguyên liệu thế giới đã giảm khoảng 30%, riêng đậu nành giảm đến 140 USD/tấn trong một tháng qua, nhưng đến nay các nhà sản xuất TACN trong nước điều chỉnh giảm giá bán không đáng kể, khoảng 2,6%. Sự chậm trễ trong việc điều chỉnh giảm giá khi giá nguyên liệu giảm hiện nay của các nhà sản xuất TACN hoàn toàn ngược lại với xu hướng điều chỉnh tăng giá bán liên tục, thậm chí tăng giá đến ba lần trong vòng một tháng khi giá nguyên liệu thế giới tăng trong những tháng trước đó. Lẽ ra, các nhà sản xuất phải tính toán một tỉ lệ lãi định mức, khi giá nguyên liệu lên sẽ điều chỉnh giá bán một cách hợp lý, và ngược lại giảm giá bán phù hợp với giá nguyên liệu giảm. Ngược lại, các nhà sản xuất TACN tại VN thường “ăn” chênh lệch giá thay vì tính toán lợi nhuận định mức. Cách hành xử này của các nhà sản xuất, theo tôi, giống như một “con buôn” hơn là một nhà sản xuất đúng nghĩa. * Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến giá TACN cao và giá thành chăn nuôi cũng bị đẩy lên, thưa ông ? - Một nước nông nghiệp như VN mà nguyên liệu cho ngành sản xuất TACN lại quá phụ thuộc nhập khẩu là điều khá nghịch lý. Chẳng hạn bắp, một loại nguyên liệu có thể phát triển mạnh trong nước nếu có chính sách hợp lý. Là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, nhưng mỗi năm phải nhập gần nửa triệu tấn bắp là điều rất nghịch lý. Theo tôi, có thể khuyến khích một số vùng chuyển từ trồng lúa sang trồng bắp, đồng thời có chính sách bảo hộ cho người trồng bắp. Việc nhập và xuất khẩu bắp hiện nay đều không chịu thuế. Điều này dẫn đến tình trạng là vào vụ thu hoạch bắp được xuất đi ào ạt, và ngược lại bắp được nhập ào ạt khi hết vụ với giá mua vào 1,5-2 lần giá bán ban đầu. Lẽ ra chúng ta phải đánh thuế cả khâu xuất lẫn khâu nhập bắp để vừa bảo hộ cho ngành chăn nuôi và cả người trồng bắp. Cứ cho năng suất bắp ở các nước cao hơn, nhưng chi phí vận chuyển bắp từ Nam Mỹ về đến VN hiện nay cũng lên tới 1.000 đồng/kg. Vì vậy nếu chủ động được nguồn nguyên liệu này sẽ giảm được chi phí giá thành rất lớn cho người chăn nuôi. * Theo ông, làm thế nào để ngành chăn nuôi có thể tiếp tục “sống” được mà người tiêu dùng VN không phải sử dụng sản phẩm thịt giá cao? - Trước mắt, việc nâng thuế nhập khẩu để bảo hộ cho người chăn nuôi là cần thiết. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Còn về lâu dài, mỗi khâu trong hoạt động chăn nuôi phải có sự điều chỉnh phù hợp, trên cơ sở có sự cầm trịch của cơ quan quản lý ngành chăn nuôi. Do đó, nhà sản xuất phải làm thị trường và kế hoạch sản xuất tốt hơn, không thể cứ thấy giá nguyên liệu tăng thì nhập ào ạt, rồi khi giá xuống lại không nhập, hậu quả người chăn nuôi lãnh đủ. Bản thân người chăn nuôi cũng không thể cứ trông chờ vào sự bảo bộ của Nhà nước, mà phải tự cứu lấy mình bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Chẳng hạn, thay vì đi mua TACN thành phẩm, người chăn nuôi có thể mua loại đậm đặc và các loại nguyên liệu khác (bắp, mì...) về để tự chế biến. Với cách thức này, không chỉ chất lượng TACN vẫn đảm bảo mà giá thành cũng giảm, ít nhất là không phải chịu thuế VAT 5%, chưa kể các chi phí khác như đóng gói, bao bì, nhãn mác và cả phí quảng cáo của nhà sản xuất…
Nguồn: www.tuoitre.com.vn
Các Tin Khác
Tom Monaghan - Nhà sáng lập Domino’s Pizza Group
27 | 09 | 2008
Hội Nông dân Quảng Ninh: Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội nông dân, nông thôn
26 | 09 | 2008
Trung Quốc công bố sách trắng về Tây Tạng
26 | 09 | 2008
Ngành chăn nuôi lỗ đậm
25 | 09 | 2008
Debbi Fields - nhà sáng lập Mrs. Fields Bakeries: Nụ cười của khách hàng là quan trọng nhất
25 | 09 | 2008
Bộ NN&PTNT chỉ đạo rà soát và quy hoạch lại vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL
25 | 09 | 2008
An toàn thực phẩm TQ: Vấn nạn kinh niên
25 | 09 | 2008
VietFoodstuff Trade and Market (Weekly 15/9 - 22/9)
24 | 09 | 2008
Việt Nam trong bão tài chính thế giới
24 | 09 | 2008
Bùng nổ siêu thị ngoại
24 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
9/26/2008 12:00:00 AM
Ngành chăn nuôi lỗ đậm
9/25/2008 12:00:00 AM
Thương lái làm loạn giá thịt
10/12/2011 12:00:00 AM
Người nuôi bỏ nghề, thịt phải nhập ngoại
9/19/2008 12:00:00 AM
“Nếu không chấn chỉnh, nhiều hộ chăn nuôi sẽ phá sản”
9/26/2008 12:00:00 AM
Hướng tới mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững
3/31/2009 12:00:00 AM
Nông dân và doanh nghiệp chăn nuôi cùng lo lắng
10/14/2008 12:00:00 AM
Cơ hội tiềm ẩn cho ngành chăn nuôi lợn Việt Nam
12/26/2017 12:00:00 AM
Giá nguyên liệu cao: Trang trại chăn nuôi điêu đứng
10/24/2008 12:00:00 AM
Giá thịt lợn Việt Nam sẽ tăng trong những tháng cuối năm do nguồn cung giảm
10/18/2017 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành Thức ăn chăn nuôi quý 2/2010 (TV)
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thị trường thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại
Báo cáo thường niên ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2009 và triển vọng 2010 (TA)
Báo cáo ngành Thức ăn chăn nuôi quý 1/2010 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hàng Điều Việt Nam 2009 và Triển vọng 2010 (TA)
Báo cáo thường niên ngành Thủy sản Việt Nam 2009 và triển vọng 2010 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hàng phân bón Việt Nam Quý 3/2010
Báo cáo thương mại gạo Việt Nam 9 tháng đầu năm 2010 (TV)
Báo cáo thương mại thủy sản Việt – Mỹ quý 3/2010
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019