Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Nhiều doanh nghiệp đăng ký khống xuất khẩu cá tra
29 | 09 | 2008
Thị trường nhập khẩu thủy sản đang bão hòa, vì vậy các doanh nghiệp nên tìm cách nâng cao giá trị, chất lượng hàng xuất khẩu.
Cá tra đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam khi năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 1,6 tỷ USD. Tuy vậy, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) nếu trong năm 2009, bộ, ngành không quản lý chặt doanh nghiệp thủy sản, còn để người nuôi cá “tự bơi” thì sẽ gây ra tình trạng thừa-thiếu nguyên liệu như trong thời gian qua.
Không thể đủ nguyên liệu
Nhìn vào con số các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu cá tra trong năm 2009, ông Dương Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương cảm thấy... choáng! Mới chỉ có 33 đơn vị đăng ký mà lượng cá chế biến năm 2009 ước tính đã là 1,7 triệu tấn. Nếu tất cả 57 nhà máy đăng ký, con số này không dưới 2,5 triệu tấn. Theo ông Minh, với con số 2,5 triệu tấn sẽ là “thảm họa” mới cho con cá tra Việt Nam vì nguy cơ thừa nguyên liệu. Ngay như Hùng Vương là một doanh nghiệp xuất khẩu xếp vào hàng lớn nhất nước thì trong năm 2009 dự kiến cũng giảm hàng xuất khẩu. Ông Minh cho biết giảm xuất khẩu không phải vì công suất nhà máy không đủ năng lực mà do không biết tìm đâu cho đủ nguyên liệu. Điều đáng nói là nhìn vào con số đăng ký có thể thấy nhiều doanh nghiệp đăng ký khống nếu căn cứ vào thực lực của doanh nghiệp. Tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều doanh nghiệp rầm rộ mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trong khi chưa chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Ông Ngô Phước Hậu, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt thuộc VASEP, cho biết nuôi cá tra đòi hỏi rất nhiều vốn nhưng với việc tín dụng bị siết chặt như hiện nay thì người nuôi ngày càng gặp khó. Đầu năm 2008 và cả năm 2007 là quãng thời gian cá tra phát triển quá nóng, mức tăng trưởng 40%-50% nhưng kể từ khi chính sách tín dụng bị siết chặt, lãi suất ngân hàng tăng thì nhiều người nuôi đã lỗ và nhiều người đã bỏ ao. Theo ông Hậu, chính vì lý do người nuôi, doanh nghiệp thiếu vốn nên năm 2009, con cá tra khó có cơ hội phát triển mạnh như năm 2008. Vì vậy, doanh nghiệp đăng ký sản lượng năm 2009 phải có cơ sở cụ thể (căn cứ vào công suất nhà máy, kết quả xuất năm 2008, giải trình mức độ tăng trưởng...), không thể cảm tính và trên hết là phải có trách nhiệm. Theo ông Hậu, nếu không tính kỹ, cứ để cho doanh nghiệp đăng ký lượng hàng xuất khẩu thế nào cũng được thì rất dễ dẫn đến việc thiếu-thừa nguyên liệu.
Cần nâng cao chất lượng xuất khẩu
Ông Dương Ngọc Minh cho rằng nên giữ nguyên sản lượng cá nuôi như năm 2008, tức khoảng 1,3 triệu tấn, tương đương giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,6 tỷ USD và các địa phương không nên khuyến khích doanh nghiệp mở rộng, xây dựng thêm nhà máy mới. Để tránh việc nguyên liệu cá tra lúc thiếu, lúc thừa như hiện nay, bà Trần Thị Miêng - Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm công bố quy hoạch vùng nuôi. Các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo nuôi cá và phát triển cơ sở chế biến theo đúng quy hoạch. Theo bà Miêng, doanh nghiệp nên chủ động đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nuôi cá hàng năm. Đồng thời trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc ký kết hợp đồng với người nuôi, bao tiêu sản phẩm nhằm kiểm soát sản lượng và đảm bảo chất lượng nguyên liệu cá cho chế biến. Ông Lương Lê Phương - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định sản lượng nuôi năm tới ngang bằng năm 2008 là tốt nhất. Nếu tăng sản lượng lên rất khó kiếm thị trường bởi thị trường đang bão hòa. Theo ông Phương, không nên chạy theo số lượng mà doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao giá trị, chất lượng hàng xuất khẩu. Tiến tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ đề ra giá sàn xuất khẩu, doanh nghiệp nào không đáp ứng đủ yêu cầu thì không được tham gia. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thống nhất nâng giá xuất khẩu cá tại các thị trường để chủ động phòng tránh rủi ro. Theo ông Phương, đây chính là thời gian chấn chỉnh và tổ chức lại vùng nguyên liệu cho phù hợp từng thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp và người nuôi phải ngồi lại với nhau và cùng nhìn lại, bắt tay liên kết chứ không thể phát triển riêng lẻ như thời gian qua. Bên cạnh việc quy hoạch lại vùng nuôi, Bộ NN&PTNT cũng sẽ kiểm tra tất cả nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và cơ sở sản xuất giống. Vừa qua, khi kiểm tra đột xuất nhiều mẫu thức ăn không đạt hàm lượng đạm theo quy định.
Cần theo dõi sát vụ kiện chống bán phá giá cá tra
Bà Trần Thị Miêng, Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, cho biết vụ kiện chống bán phá giá cá tra vào Mỹ đã đến thời hạn đề nghị xem xét kết thúc vụ kiện. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đã gửi đơn tới Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC) của Mỹ. Bộ NN&PTNT đề nghị VASEP tiếp tục theo dõi, thông tin kịp thời để các bộ, ngành phối hợp hỗ trợ khi cần. Đồng thời đề nghị các doanh nghiệp chủ động xúc tiến tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ nếu ITC có kết luận thuận lợi cho Việt Nam.
Nguồn: kinhte24h
Các Tin Khác
Doanh nghiệp Việt đã biết cầu hiền?
26 | 09 | 2008
Doanh nghiệp bảo hiểm nội đang yếu thế?
26 | 09 | 2008
Doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá và không theo đuổi vụ kiện này
26 | 09 | 2008
Doanh nghiệp làng nghề nguy ngập vì vốn
25 | 09 | 2008
Cuối năm doanh nghiệp càng... đói vốn
25 | 09 | 2008
Nhiều doanh nghiệp dùng sữa Trung Quốc để chế biến
25 | 09 | 2008
Nhiều doanh nghiệp nợ và trốn bảo hiểm hơn 15 tỉ đồng
24 | 09 | 2008
Doanh nghiệp đang "tự bơi" bằng mọi giá?
22 | 09 | 2008
Xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008
22 | 09 | 2008
Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệpTiếp tục thu mua 400.000 tấn lúa hàng hóa ở ĐBSCL
22 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
Nhiều doanh nghiệp đăng ký khống xuất khẩu cá tra
9/29/2008 12:00:00 AM
Các DN xuất khẩu cá đang "ngồi trên đống lửa"
6/6/2008 12:00:00 AM
Xuất khẩu cá tra năm 2009: Tăng giá trị, giữ nguyên sản lượng
9/18/2008 12:00:00 AM
Hoãn đăng ký mới cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ
9/22/2016 12:00:00 AM
Xuất khẩu gạo: Xuất hiện tình trạng đăng khống giữ chỗ
10/8/2009 12:00:00 AM
Xuất khẩu cá tra năm 2009: Tăng giá trị, giữ nguyên sản lượng
9/20/2008 12:00:00 AM
Doanh nghiệp cạnh tranh giá, nông dân thiệt?
6/23/2007 12:00:00 AM
Xuất khẩu cá basa- phục hồi trở lại
5/19/2008 12:00:00 AM
Cá tra giống thiếu về lượng - bất ổn về chất
3/9/2011 12:00:00 AM
ĐBSCL: người nuôi cá tra thở phào nhẹ nhõm
4/6/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn