Một cán bộ nghỉ hưu đồng cảm với nỗi vất vả của nông dân, nên nghiên cứu chế tạo ra chiếc máy cấy lúa bằng tay rất hiệu quả. Họ thực sự là những nông dân xuất chúng.Đồng cảm với nông dânLần đầu tiên ở VN, một nông dân chế tạo thành công máy dệt chiếu thay thế cho sức người làm việc thủ công. Đó là anh Trần Văn Phong ở thôn 7, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá). Mỗi ngày, một lao động dệt máy sẽ tăng năng suất gấp đôi so với lao động dệt chiếu bằng tay.
6 chiếc máy dệt chiếu loại rộng 1,2m mang nhãn hiệu "made in Phong Tran" đầu tiên vừa được đưa vào phục vụ sản xuất tại Cty Việt Trang đóng trên địa bàn huyện Nga Sơn. Sau thành công trên, anh Phong lại lao vào nghiên cứu, sản xuất loại máy dệt chiếu rộng 1,5m.
Việc làm trên của anh Phong có liên quan đến lời thách đố của bạn bè, hơn thế, vì anh cảm thấy bị "xúc phạm" rằng "người Nhật làm được, tại sao người Việt không làm được".
Cả vùng cói Nga Sơn chỉ có 6 chiếc máy dệt chiếu do Nhật Bản sản xuất chuyển giao cho Cty Việt Trang, được giữ kín. Cuối năm 2005, anh Phong bắt tay vào nghiên cứu. Từ đầu năm 2006 đến nay, Việt Trang đã đưa 6 máy của anh Phong vào sản xuất nhưng vấn đề "bảo mật công nghệ" máy Nhật vẫn không hề thay đổi.
|
Chiếc máy cấy do ông Lê Mậu Trạch chế tạo. |
Công nhân Dương Thị Thắm phân tích: "Chiếu dệt bằng máy của chú Phong thẳng hơn máy của Nhật nhưng 2 đầu mép chiếu lại nhăn hơn. Máy của Nhật dệt nhẵn hơn nhưng độ dày lại kém máy mang nhãn hiệu "made in Phong Tran". Tóm lại cả 2 loại máy trên đều chưa hoàn thiện một cách tuyệt đối.từng công tác trong quân đội nay đã nghỉ hưu vốn là một kỹ sư chế tạo máy. Đồng cảm với nông dân, sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Trạch đã quyết định nghiên cứu để chế tạo ra chiếc máy cấy lúa bằng tay mang ký hiệu Đ.A1 (Đông Anh 1). Mỗi ngày, một lao động điều khiển máy Đ.A1 có thể cấy được khoảng 4 sào ruộng, tương đương với 2.000m2, bằng 8 lao động cấy theo phương pháp cổ truyền.
Giờ thì ông Trạch đã thành "người nổi tiếng". Hàng vạn dân làm nghề nông nghiệp đang chờ ngày chiếc máy cấy Đ.A1 của ông Trạch có thể đưa vào sản xuất đại trà. Máy cấy Đ.A1 được đưa đi tham gia "Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thụât Thanh Hoá năm 2005", đoạt giải khuyến khích.
Khát khao sáng tạoMáy dệt chiếu, sáng chế của anh Trần Văn Phong và máy cấy Đ.A1, sáng chế của ông Lê Mậu Trạch cơ bản đã hoàn thiện. Tuy nhiên ông Trạch, anh Phong muốn sản phẩm của mình sẽ ưu việt hơn nữa, năng suất sẽ được nâng cao hơn.
Phong tâm sự: "Tôi muốn máy dệt được khoảng 20 chiếc chiếu mới phải thay đay một lần, vì hiện cứ dệt một lá chiếu thì phải thay đay một lần, mất 20 phút. Ông Trạch thì đang tính đưa công suất máy cao gấp đôi so với hiện tại và chạy được bằng động cơ. Khi hoàn thiện ý tưởng này, chiếc máy Đ.A1b sẽ nâng công suất cấy lên mức 1,2ha ruộng mỗi ngày.
Điều khiến ông Trạch và anh Phong cảm thấy lo lắng nhất lúc này là sợ bị "ăn cắp bản quyền". 6 chiếc máy dệt chiếu "made in Phong Tran" đã đưa vào hoạt động, Cty Việt Trang đang nghiêm ngặt bảo vệ bản quyền cho "tác giả".
Trần Văn Phong khẳng định: "Khi mua máy về họ mổ ra khám nghiệm là có thể nhái lại đúng như nguyên bản". Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi và có sự quan tâm đặc biệt, tôn trọng thành quả sáng tạo của những người nông dân xuất chúng.