Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp nhỏ vẫn trong cơn bĩ cực
17 | 03 | 2009
Không ít DN vừa và nhỏ đang trong cơn bĩ cực, bởi họ loay hoay tìm mọi cách cầm cự để tồn tại với hy vọng khó khăn rồi sẽ vượït qua.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, phó Tổng giám đốc Công ty CP kinh doanh thủy hải sản cho biết, năm 2008 nhằm chủ động một phần nguyên liệu trong chế biến, do giá thức ăn và các chi phí đầu vào tăng; thêm vào đó lãi suất vay ngân hàng quá cao trong khi giá xuất khẩu không thể tăng kịp nên sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Năm 2008 công ty đạt doanh thu 760 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 23 triệu USD đảm bảo công ăn việc làm cho 1.400 CBCN. Ông Sơn trăn trở, là DN sản xuất hàng xuất khẩu khá, song ngoại tệ thu về tỷ giá bị khống chế, thậm chí có thời điểm dù có ngoại tệ vẫn không bán đổi thành tiền đồng, khi bán được thì giá lại quá rẻ.

Ngược lại, khi công ty cần vay ngoại tệ để nhập khẩu nguyên phụ liệu, thiết bị thì được tính bằng tiền đồng sang ngoại tệ cao sát với giá thị trường, vì thế đơn vị thiệt đơn, thiệt kép. Riêng năm 2008, công ty trả lãi vay ngân hàng trên 60 tỷ đồng, khấu hao cơ bản, chi phí nhân công, lỗ xuất khẩu….nên rốt cuộc bị âm vốn cả chục tỷ đồng. Mặc dù là một công ty CP kinh doanh có uy tín nhiều năm liền trong ngành chế thủy hải sản TP Hồ Chí Minh. Sản phẩm đã tiêu thụ trong nước và được xuất khẩu sang hàng chục quốc gia trên thế giới. Song bước sang năm 2009 hoạt động của công ty vẫn còn khó khăn thách thức. Hiện vốn lưu động của công ty bị thiếu hụt, nhưng không thể vay khoản tiền ưu đãi kích cầu của Chính phủ hỗ trợ lãi suất 4%. Trước mắt doanh nghiệp bằng mọi cách vẫn phải duy trì sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, tạo công ăn việc làm cho cả ngàn lao động. Tuy nhiên, tới đây công ty phải thu hẹp sản xuất, giảm khâu nuôi trồng thủy sản, tiết kiệm tối đa mọi chi phí và tìm kiếm nguồn vốn khác.

Tại Công ty TNHH Bình thủy Trianco, bà Nguyễn Thị Luyến, Phó giám đốc công ty buồn rầu cho biết, công ty đã phải ngưng sản xuất vài tháng nay, bởi hàng hóa làm ra tiêu thụ chậm, bị lỗ vốn do nguyên liệu, đầu năm ngoái tăng cao. Hiện tại chỉ còn vài người làm việc chủ yếu trông coi nhà xưởng và tiêu thụ sản phẩm sản xuất còn lại. Điều trăn trở nhất của Trianco là thiếu vốn, song không thể vay thêm ngân hàng vì thủ tục giấy tờ nhà xưởng chưa xong. Mặc dù Công ty đã nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, và các nghĩa vụ thuế khác hai năm nay rồi, kết qủa thì còn phải chờ. Tài sản của công ty khoảng 15 tỷ đồng, nếu có sổ hồng thì ngân hàng cho vay thêm 2,5 tỷ đồng nữa mới có điều kiện tiếp tục sản xuất.

Là doanh nghiệp duy nhất ở miền Nam kế thừa truyền thống Việt Nam pha lê bình thủy ( Bình Tây) chuyên sản xuất bình thủy chất lượng cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, ảnh hưởng do cuộc khủng kinh tế toàn cầu, SXKD sáu tháng cuối năm của Trianco cũng bị âm vốn. Vì vậy Công ty không nằm trong đối tượng được ngân hàng cho vay vốn ưu đãi từ nguồn kích cầu của Chính phủ.

Ở Phòng giao dịch một ngân hàng ngân hàng trong Khu công nghiệp Tân Tạo, nơi gần Công ty CP kinh doanh thủy hải sản và Công ty bình thủy Trianco có tấm bích trương 200 tỷ đồng vốn kích cầu đang chờ các doanh nghiệp. Nhưng phía trong các hàng rào là các DN đang khát vốn.



Nguồn: www.baothuongmai.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường